✅ Covid 19, căng thẳng và tác động đối với bệnh vảy nến

Nội dung

Bệnh vảy nến là một tình trạng viêm mãn tính ảnh hưởng lên da và thể phổ biến nhất là vảy nến mảng. Một số bệnh nhân mắc bệnh vảy nến sẽ xuất hiện viêm khớp vảy nến gây đau và cứng khớp.

Đại dịch COVID-19 gây ra thất nghiệp trên diện rộng và nhiều yếu tố gây căng thẳng khác cho mọi người và những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến có thể nhận thấy rằng các triệu chứng như ngứa, bong vảy và thay đổi màu sắc da ngày càng tệ hơn trong suốt khoảng thời gian bị căng thẳng.

 

Căng thẳng và bệnh vảy nến

Căng thẳng là một tác nhân phổ biến trong số tác nhân chắc chắn gây bùng phát bệnh vảy nến, khiến các triệu chứng: ngứa, bong vảy và đỏ da nhiều hơn và gây khó chịu.

Các nghiên cứu cho thấy bệnh vảy nến và sức khoẻ tâm thần có sự liên kết với nhau.

Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến tăng nguy cơ bị trầm cảm và ngược lại càng căng thẳng và trầm cảm càng tăng nguy cơ bùng phát bệnh vảy nến nặng hơn.

 

Mối liên hệ của đại dịch và sự căng thẳng

  Nhiều người đã trải qua sự căng thẳng trong suốt đại dịch COVID-19. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tâm lý căng thẳng khiến các triệu chứng bệnh vảy nến trở nên trầm trọng hơn.

Trong một cuộc khảo sát quốc tế với những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến thì 42,7% nói rằng những triệu chứng trở nên tệ hơn trong đại dịch.

  Phụ nữ ghi nhận rằng triệu chứng bệnh vảy nến của họ trở nên nghiêm trọng nhiều hơn đàn ông. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu lưu ý rằng đây có thể là vì trong tổng thể, phụ nữ tham gia cuộc khảo sát nhiều hơn đàn ông. Họ cũng thấy rằng người Âu da trắng chiếm phần lớn số người tham gia cuộc khảo sát, nên kết quả không nhất thiết áp dụng cho tất cả mọi người.

  Trong số những người tham gia khảo sát thì những người báo cáo rằng bệnh vảy nến của họ trở nặng hơn có nhiều khả năng cũng đang ghi nhận các triệu chứng lo lằng hoặc trầm cảm.

  Một số tác nhân gây căng thẳng liên quan đến đại dịch có thể góp phần gây ra áp lực, lo lắng và trầm cảm. Cùng với việc lo lắng về dịch COVID-19 gia tăng, còn bao gồm những thay đổi khác như:

  • Đời sống xã hội
  • An ninh nghề nghiệp
  • Thu nhập
  • Chăm sóc sức khoẻ

Các chuyên gia cho rằng: “Có nhiều tác nhân gây căng thẳng liên quan đến đại dịch như việc làm không được đảm bảo, kinh tế khó khăn, thay đổi giờ làm việc hoặc lịch trình, khó tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và sự tiến triển của các bệnh kèm theo. Ngoài ra còn một số tác nhân khác như sợ phải tiếp tục liệu pháp miễn dịch sinh học do lo do ngại về COVID-19.”

Cách li xã hội và thất nghiệp

Để hạn chế sự lây lan của COVID-19, nhiều chỉnh phủ đã thông qua các luật tạm thời để đóng cửa hoặc giảm giờ làm việc của các doanh nghiệp không thiết yếu, trường học và các địa điểm khác.

Nhiều nơi cũng thông qua luật hạn chế tụ tập ở nơi đông người và các không gian riêng tư hoặc ra lệnh cách li theo từng vùng.

Những biện pháp này đã gián đoạn nhịp sống bình thường, góp phần vào cách li xã hội và gián đoạn thu nhập cũng như công ăn việc làm của nhiều người.

Một cuộc khảo sát trực tuyến vào năm 2020 về những người lớn mắc bệnh vảy nến ở Trung Quốc cho thấy mối liên hệ giữa việc mất thu nhập trong mùa dịch và sự trở nặng của các triệu chứng bệnh vảy nến. Lệnh hạn chế hoạt động ngoài trời cũng có liên quan đến việc các triệu chứng trở nên tệ hơn.

 

Quyền tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

Nhiều phòng khám và các trung tâm y tế đã hạn chế thăm khám định kỳ với bệnh nhân trong khoảng thời gian đại dịch. Điều này khiến cho các bệnh nhân gặp khó khăn trong việc điều trị bệnh vảy nến, lo lắng, trầm cảm hoặc các tình trạng sức khoẻ khác.

Mất bảo hiểm y tế khiến người dân gặp khó khăn trong việc chăm sóc sức khoẻ. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng hàng triệu người Mỹ đã mất bảo hiểm lao động trong đại dịch.

Những rào cản ngăn người dân tiếp cận với việc chăm sóc sức khoẻ có thể dẫn đến sự chậm trễ hoặc gián đoạn việc điều trị, cũng như gây nên sự căng thẳng.

 

Các mối quan tâm về việc điều trị bệnh vảy nến

Một số người lo lắng về việc điều trị vảy nến có thể ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm COVID-19 của mình.

Các bác sĩ thường điều trị các vảy nến mức độ trung bình đến nặng bằng các liệu pháp toàn thân, bao gồm thuốc sinh học và các loại thuốc tiêm hoặc uống khác.

Nhiều phương pháp điều trị toàn thân ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, điều này làm dấy lên sự lo ngại về việc liệu các phương pháp này có ảnh hưởng đến khả năng ngăn ngừa COVID-19 của con người hay không.

Mặc dù vẫn còn hạn chế, nhưng kết quả từ một cuộc khảo sát nhỏ vào năm 2021 với những người Mĩ bị mắc bệnh vảy nến cho thấy rằng phương pháp điều trị toàn thân không làm tăng nguy cơ nhiễm hoặc mức độ nghiêm trọng của COVID-19. Tuy nhiên, một số bệnh nhân vảy nến vẫn lo lắng và các chuyên gia phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu hơn về chủ đề này.

Một nghiên cứu toàn cầu vào năm 2021 quan sát những người mắc bệnh vảy nến bị nhiễm COVID-19 thấy rằng những người sử dụng thuốc sinh học có nguy cơ nhập viện thấp hơn so với những người không sử dụng. Cũng trong cuộc khảo sát này, 18,5% người mắc bệnh vảy nến đã không sử dụng các phương pháp trị liệu toàn thân theo phác đồ trong khoảng thời gian xảy ra đại dịch bởi vì họ lo lắng việc điều trị có thể ảnh hưởng đến nguy cơ họ mắc COVID-19 của mình. Và đương nhiên những người này có nhiều khả năng ghi nhận rằng bệnh vảy nến của họ trở nặng hơn.

Trong cuộc khảo sát vào năm 2021 về những người lớn Mỹ mắc bệnh vảy nến, ở những người đang sử dụng thuốc sinh học bày tỏ sự lo lắng rằng phương pháp điều trị của họ sẽ tăng nguy cơ nhiễm COVID-19. Việc lo lắng về việc phương pháp điều trị có thể gây ra căng thẳng. Và nếu ngừng điều trị bệnh vảy nến, nó có thể gây ra đợt bùng phát.

 

Bùng phát bệnh vảy nến sau tiêm chủng

Một nghiên cứu vào tháng 12/2020 đã ghi nhận các đợt bùng phát bệnh vảy nến ở bốn bệnh nhân tại một phòng khám sau khi chích ngừa cúm.

Tuy nhiên, đây là một mẫu nghiên cứu rất nhỏ. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng tiêm chủng là một nguyên nhân không phổ biến gây bùng phát bệnh vảy nến.

Trong 30240 người tham gia thử nghiệm lâm sàng Moderna giai đoạn 3 cho vaccine cho SARS-CoV-2, 244 người (0,8%) bị phát ban muộn sau liều đầu tiên, theo một thử nghiệm có đối chứng năm 2020. Sau liều thứ 2, 68 người (0,2%) bị phát ban muộn (8 ngày hoặc hơn sau khi tiêm).

Tổ chức bệnh vảy nến quốc gia (NPF) khuyến khích những người bị bệnh vảy nến tiêm bất kì trong 3 loại vaccine SARS-CoV-2 hiện có ở Hoa Kỳ.

 

Những lời khuyên để kiểm soát căng thẳng

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) khuyến cáo người dân thực hiện theo chiến lược sau để kiểm soát căng thẳng trong thời gian đại dịch:

  • Tạm dừng đọc, xem hoặc nghe tin tức, bao gồm cả những câu chuyện về đại dịch.
  • Dành thời gian cho các sở thích và hoạt động thư giãn, ví dụ như các bài tập thở sâu hoặc ngồi thiền.
  • Liên hệ với người khác và cộng đồng hoặc các tổ chức uy tín.
  • Cố gắng ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và tránh lạm dụng chất chứa cồn, thuốc lá hoặc các chất khác.

Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp giảm căng thẳng, có thể có lợi cho bệnh vảy nến. Nhiều chính phủ đã nới lỏng các hạn chế hoạt động ngoài trời, cho phép mọi người hoạt động bên ngoài.

Các bác sĩ da liễu cho rẳng: “Tôi khuyên mọi người nên thử các phương pháp khác nhau để kiểm soát sự căng thẳng, bao gồm việc chọn một môn thể thao tốt cho làn da của bạn.” Họ khuyến khích mọi người nên bôi kem chống nắng, đội nón vành rộng và áo tay dài để da tránh bị cháy nắng khi hoạt động ngoài trời. Cháy nắng có thể khiến các triệu chứng vảy nến tệ hơn.

 

Tầm quan trọng của việc điều trị

Việc điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng của vảy nến và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Các nhà lâm sàng của NPF COVID-19 khuyến cáo rằng trong hầu hết các trường hợp, những người không bị nhiễm COVID-19 nên tiếp tục điều trị thuốc sinh học hoặc các thuốc mà bác sĩ đã kê đơn.

Họ cũng khuyến khích mọi người tránh sử dụng steroid toàn thân kéo dài để điều trị bệnh vảy nến nếu có thể. Khi việc sử dụng steroid lâu dài là cần thiết thì nên sử dụng liều thấp nhất có thể.

Không nên tự ý ngưng sử dụng bất kì loại thuốc nào khi chưa có ý kiến bác sĩ. Các bác sĩ có thể giúp bạn hiểu những lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn khi thay đổi kế hoạch điều trị.

Nên trao đổi với bác sĩ biết nếu thường xuyên cảm thấy căng thẳng, lo lắng, tức giận, buồn bã hoặc không cảm thấy hứng thú trong những việc thường quan tâm đến. Đây có thể là dấu hiệu của sự lo lắng hoặc trầm cảm.

Bác sĩ của họ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm hoặc giới thiệu một chuyên gia sức khoẻ tâm thần để hỗ trợ bạn.

 

Kết luận

Căng thẳng liên quan đến đại dịch có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh vảy nến trở nên nặng hơn. Nỗi sợ hãi với COVID-19, cách li xã hội, mất thu nhập và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chỉ là một trong số các yếu tố gây căng thẳng mà mọi người có thể gặp phải.

Một số người cũng lo lắng  về những ảnh hưởng mà các phương pháp điều trị bệnh vảy nến có thể tăng khả năng mắc phải COVID-19. Tuy nhiên, bằng chứng hiện tại cho thấy rằng các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến không làm tăng nguy cơ mắc hoặc mức độ nghiêm trọng của COVID-19.

Tuân thủ kế hoạch điều trị bệnh vảy nến, thực hiện các bước để kiểm soát căng thẳng, và liên hệ với chuyên gia sức khoẻ tâm thần khi cần thiết có thể hạn chế các triệu chứng của bệnh vảy nến và căng thẳng.

 

--  BS Phan Vũ Lam Phương  --

 

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. 

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709

  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương 

return to top