Omnipaque

Thành phần:

Iohexol

Công dụng:

Iohexol được dùng rộng rãi trong X-quang chẩn đoán bao gồm: chụp bàng quang-niệu đạo ngược dòng, chụp tử cung-vòi trứng, hcụp tuỷ sống vùng thắt lưng, ngực, cổ và toàn cột (phương pháp chụp thông thường hoặc cắt lớp điện toán), chụp động mạch chủ (cung động mạch chủ, động mạch chủ lên, động mạch chủ bụng và các nhánh); chụp động mạch não hoặc ngoại vi; chụp động mạch và tĩnh mạch loại trừ nền (xương, mô mềm), (hoặc kỹ thuật chụp động mạch và tĩnh mạch điện toán-loại trừ) ở đầu, cổ bụng, thận và ngoại vi, hcụp niệu đồ tĩnh mạch, chụp thoát vị người lớn; làm nổi bật hình ảnh chụp cắt lớp điện toán (chụp ở não, chụp cơ thể); chụp tuỵ ngược dòng nội soi và chụp đường mật tụy ngược dòng nội soi; chụp khớp; uống iohexol pha loãng kết hợp với tiêm tĩnh mạch iohexol để tăng tương phản trong chụp cắt lớp điện toán ổ bụng; uống iohexol không pha loãng để chụp X-quang đường tiêu hoá.

Liều lượng - Cách dùng

Liều dùng và hàm lượng dùng thay đổi tuỳ theo kỹ thuật và đường dùng chất cản quang.

Theo quy định của Bộ Y tế, đây là thuốc kê đơn phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của thầy thuốc. Các thông tin dưới đây chỉ có tính chất tham khảo

Chụp X quang tủy sống:

-   Phải tiêm trong màng não tủy chậm trong thời gian 1 đến 2 phút để tránh hòa lẫn quá nhiều với dịch não tủy, dẫn đến làm loãng iohexol và làm thuốc phân tán sớm về phía đầu.

-   Không nên tiêm lặp lại ngay, vì có nguy cơ gây quá liều. Sau 48 giờ hoặc tốt hơn là 5 đến 7 ngày mới nên tiêm lại.

Liều người lớn thông thường:

-   10 - 15 ml dung dịch chứa 18% iod, hoặc 6 - 12 ml dung dịch chứa 24% iod, hoặc 6 - 10 ml dung dịch chứa 30% iod.

Liều trẻ em thông thường:

-   Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi: 2 - 4 ml dung dịch chứa 18% iod, hoặc 2 - 3 ml dung dịch chứa 21% iod.

-   Trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 3 tuổi: 4 - 8 ml dung dịch chứa 18% iod, hoặc 3 - 6 ml dung dịch chứa 21% iod.

-   Trẻ em từ 3 đến 7 tuổi: 5 - 10 ml dung dịch chứa 18% iod, hoặc 5 - 8 ml dung dịch chứa 21% iod.

-   Trẻ em từ 7 đến 13 tuổi: 5 - 12 ml dung dịch chứa 18% iod, hoặc 5 - 10 ml dung dịch chứa 21% iod.

-   Trẻ em từ 13 đến 18 tuổi: 6 - 15 ml dung dịch chứa 18% iod hoặc 6 - 14 ml dung dịch chứa 21% iod.

Chụp X quang tim mạch (tiêm mạch máu):

-   Liều người lớn thông thường: 30 - 295 ml dung dịch chứa 35% iod.

-   Liều trẻ em thông thường: 1,75 ml/kg thể trọng đến tổng liều tối đa là 291 ml dung dịch chưa 30% iod, hoặc 1,25 ml/kg thể trọng đến tổng liều tối đa là 250 ml dung dịch chứa 35% iod.

Chụp X quang tĩnh mạch:

-   Liều người lớn thông thường: 40 - 150 ml dung dịch chứa 24% hoặc 30% iod.

Chụp tĩnh mạch đường tiết niệu:

-   Liều người lớn thông thường: 0,7 - 1,3 ml/kg thể trọng, dung dịch chứa 30% hoặc 35% iod.

-   Liều trẻ em thông thường: 1 - 1,5 ml/kg thể trọng, dung dịch chứa 30% iod, không được tiêm quá tổng liều 3 ml/kg thể trọng.

Chụp cắt lớp điện toán ổ bụng (uống phối hợp với tiêm tĩnh mạch):

-   Liều uống người lớn dùng cách 20 đến 40 phút, trẻ em cách 30 đến 60 phút trước liều tiêm tĩnh mạch.

-   Liều người lớn thông thường: Uống 500 đến 1000 ml dung dịch chứa 0,6 đến 0,9% iod, phối hợp với tiêm tĩnh mạch 100 đến 150 ml dung dịch chứa 30% iod.

-   Liều trẻ em thông thường: 180 đến 750 ml dung dịch chứa 0,9 đến 2,1% iod cho uống làm một lần hoặc trong 30 đến 45 phút, dùng phối hợp với tiêm tĩnh mạch 1 đến 2 ml/kg thể trọng dung dịch chứa 24% hoặc 30% iod. Tổng liều uống không được vượt quá liều tương đương với 5 g iod đối với trẻ em dưới 3 tuổi, 10 g iod đối với trẻ em từ 3 đến 18 tuổi. Tổng liều tiêm tĩnh mạch không được vượt quá 3 mg/kg thể trọng.

Chụp X quang đường tiêu hóa:

-   Liều người lớn thông thường: Uống 50 đến 100 ml dung dịch chứa 35% iod.

Chụp X quang bàng quang - niệu đạo ngược dòng: 

-   Liều người lớn thường dùng: Truyền nhỏ giọt vào bàng quang 50 ml đến 300 ml dung dịch chứa 10% iod hoặc 50 ml đến 600 ml dung dịch 5% iod, tùy theo tuổi và dung tích của bàng quang.

Chụp tử cung - vòi trứng: Liều người lớn thông thường: Nhỏ giọt vào tử cung 15 - 20ml dung dịch 24% hoặc 30% iod.

Chống chỉ định:

Đối với các thủ thuật, chống chỉ định iohexol ở người tiền sử dị ứng hoặc hen, người suy thận nặng.

Sử dụng trong màng não tuỷ: chống chỉ định với người nghiện rượu mạn, người bị chảy máu dưới màng nhện, người có tiền sử động kinh, người bị nhiễm khuẩn toàn thân hoặc cục bộ nặng, hoặc bị xơ cứng lan toả.

Sử dụng trong mạch: chống chỉ định ở người cường giáp và ở người bị bệnh hồng cầu liềm.

Sử dụng chụp tim mạch: chống chỉ định ở người suy tim khởi phát, người bị tăng huyết áp động mạch phổi nặng.

Chụp X-quang động mạch não: chống chỉ định ở người bị xơ cứng động mạch lâu ngày (nặng), người bị tim mất bù, người mới bị nghẽn mạch não, người tăng huyết áp nặng, lão suy hoặc bị huyết khối.

Tương tác thuốc:

Tiêm tĩnh mạch iohexol đồng thời với các chất chẹn beta-adrenergic có thể tăng nguy cơ gây phản vệ vừa và nặng, tác dụng hạ huyết áp cũng có thể nặng lên.

Các thuốc uống để chụp X-quang túi mật có thể làm tăng nguy cơ gây độc với thận khi cần tiêm mạch máu iohexol ngay sau đó, đặc biệt ở người bệnh suy nhược chức năng gan.

Có thể tăng nguy cơ hạ huyết áp nặng nếu dùng iohexol đồng thời với các thuốc có tác dụng hạ huyết áp.

Tiêm iohexol trong màng não tuỷ hoặc trong mạch đồng thời với dùng các thuốc gây độc thận khác có thể tăng khả năng nhiễm độc thận.

Tác dụng phụ:

Tác dụng không mong muốn có thể thay đổi trực tiếp theo nồng độ, kỹ thuật sử dụng và bệnh lý cơ bản. Tăng áp lực thẩm thấu, thể tích, nồng độ, độ nhớt và tốc độ dùng thuốc có thể làm tăng tỉ lệ và tính nghiêm trọng của các tác dụng không mong muốn.

Thường gặp: nhức đầu nhẹ hoặc vừa, đau lưng, chóng mặt, đau (có thể do áp lực và thể tích khi tiêm vào ống gan, ống tụy), buồn nôn và nôn nhẹ hoặc vừa, ỉa chảy nhẹ và tạm thời, đau bụng hoặc dạ dày, kích thích màng não, nhịp tim chậm khi chụp X-quang tim mạch, đau khớp hoặc làm bệnh đau khớp nặng lên, sưng khớp.

Ít gặp: nhức đầu nặng, mệt mỏi thất thường hoặc yếu cơ, vã mồ hôi, sốt, chán ăn, cảm giác nóng thất thường, ù tai, ngủ gà, tăng nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ hoặc có các thay đổi thị giác khác, tiểu tiện khó, mày đay, đau hoặc nóng rát tại chỗ tiêm.

Chú ý đề phòng:

Người mẫn cảm với iod và các chất cản quang có iod khác cũng có thể tăng nguy cơ phản ứng dạng phản vệ.

Dùng iohexol để chụp tử cung-vòi trứng, có thể tăng nguy cơ biến chứng ở người bị nhiễm khuẩn đường sinh dục, làm nặng thêm bệnh viêm vùng chậu cấp tính.

Nên thận trọng cả ngay sau khi phẫu thuật tử cung hoặc cổ tử cung để tránh nguy cơ gây biến trứng.
Khi tiêm vào mạch, iohexol có thể làm huyết áp tăng nhanh ở người có u tế bào ưa crom, phải duy trì liều iohexol ở mức tối thiểu và phải theo dõi huyết áp trong quá trình tiến hành, cũng nên điều trị trước bằng thuốc chẹn alpha-adrenergic, thí dụ phentolamin.

Dùng chụp X - quang động mạch ngoại vi, iohexol có thể gây co thắt mạch tĩnh hoặc động mạch trong bệnh buerger, có thể tăng nguy cơ biến chứng ở người thiếu máu cục bộ nặng do nhiễm khuẩn đi lên.

Dùng Iohexol chụp X – quang động mạch não có thể tăng nguy cơ huyết khối và nghẽn mạch ở người bệnh hymocystin niệu.

Dùng chụp thận qua đường tĩnh mạch, iohexol có thể tăng nguy cơ suy thận cấp ở người đái tháo đường.

Dùng chụp X – quang khớp, iohexol có thể tăng nguy cơ biến chứng ở người bị nhiễm khuẩn tại hoặc gần khớp khảo sát.

Không nên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

return to top