✴️ Mất trí nhớ tạm thời: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh mất trí nhớ tạm thời là gì?

Bệnh mất trí nhớ tạm thời được định nghĩa là tình trạng mất đi chức năng ghi nhớ một cách đột ngột. Trong một đợt bệnh, bệnh nhân thường mất khả năng hình thành ký ức mới cũng như không gợi nhớ lại được những ký ức vừa xảy ra gần đây.

Người mắc bệnh tạm thời vẫn nhớ họ là ai và nhận ra được bạn bè hoặc người thân trong gia đình, đồng thời vẫn giữ được khả năng ngôn ngữ và giao tiếp xã hội như bình thường. Họ có thể thực hiện các hoạt động hằng ngày, chẳng hạn như nấu ăn hoặc lái xe. Tuy nhiên, khi gặp các cơn mất trí nhớ loại này, bạn sẽ không biết mình đang ở đâu hoặc bây giờ là mấy giờ.

Bệnh thường gặp ở những người từ 50 – 70 tuổi và hiếm khi xảy ra ở người dưới 40 tuổi.

Triệu chứng bệnh mất trí nhớ tạm thời

Triệu chứng chính của bệnh là mất đi khả năng hình thành ký ức mới và gợi nhớ lại những ký ức gần đây. Người bệnh có thể không nhớ được những việc xảy ra cách đó vài giờ, vài ngày hoặc lâu hơn trong quá khứ.

Những người đang trải qua cơn mất trí nhớ tạm thời có thể trở nên bối rối và mất phương hướng. Họ vẫn biết mình là ai và nhận ra những người xung quanh, tuy nhiên thường lặp đi lặp lại các câu hỏi về thời gian hoặc ngày tháng.

Các triệu chứng khác của tình trạng này, bao gồm:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn và nôn
  • Cảm giác lo lắng, hoang mang
  • Ngứa ran ở bàn chân, cẳng chân, bàn tay hoặc cánh tay

Tình trạng bệnh thường chỉ kéo dài từ 1 – 8 tiếng. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các cơn mất trí nhớ tạm thời có thể kéo dài đến 24 tiếng. Sau đó, khả năng hình thành ký ức mới của bạn sẽ trở lại bình thường.

Tuy nhiên, bạn khó có thể nhớ được những gì đã xảy ra với mình trong khoảng thời gian bị mất trí. Bệnh thường chỉ xuất hiện một lần và ít khi tái phát (dưới 10%). Những bệnh nhân gặp phải các đợt mất trí nhớ tạm thời lặp đi lặp lại có nguy cơ cao tiến triển thành các vấn đề trí nhớ lâu dài hơn.

Những vấn đề trí nhớ phát triển dần dần hoặc kéo dài hơn một ngày thường không phải là bệnh mất trí nhớ tạm thời mà có thể liên quan đến các nguyên nhân khác.

 

Nguyên nhân

 

Đau nửa đầu cũng được xem là một yếu tố nguy cơ có thể gây mất trí nhớ tạm thời. Các vấn đề tâm lý, chẳng hạn như lo lắng, trầm cảm cũng làm tăng khả năng gặp phải tình trạng này.

Đối với nhiều người, cơn mất trí nhớ tạm thời có thể xảy ra do một số tác nhân hoặc yếu tố nhất định, bao gồm:

  • Hoạt động thể chất quá mức
  • Căng thẳng về mặt tâm lý hoặc cảm xúc
  • Ngâm người đột ngột vào nước lạnh hoặc nước nóng
  • Chấn thương ở đầu
  • Quan hệ tình dục
  • Thực hiện động tác valsalva
  • Các thủ thuật y tế, chẳng hạn như chụp mạch máu não hoặc nội soi
  • Uống nhiều rượu
  • Sử dụng liều cao barbiturat, chất gây nghiện hoặc một lượng nhỏ benzodiazepine

 

Phương pháp chẩn đoán

Các bác sĩ chẩn đoán chứng hay quên thoáng qua (mất trí nhớ tạm thời) bằng một cuộc kiểm tra thể chất kỹ lưỡng. Người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm để loại trừ các tình trạng khác có thể gây mất trí nhớ. Một số phương pháp được sử dụng bao gồm:

  • Khám sức khỏe tổng quát, hỏi về tiền sử bệnh
  • Kiểm tra nhận thức: giúp bác sĩ đánh giá khả năng hoạt động của não cũng như ký ức ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra bài kiểm tra còn giúp xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất trí nhớ của bạn.
  • Kiểm tra não và hình ảnh:
    • Chụp cộng hưởng từ (MRI). Kỹ thuật này sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết, mặt cắt của não. Máy MRI có thể kết hợp các lát cắt này để tạo ra hình ảnh 3D có thể được xem từ nhiều góc độ khác nhau.
    • Chụp cắt lớp vi tính (CT). Sử dụng thiết bị X-quang đặc biệt, bác sĩ sẽ thu được hình ảnh từ nhiều góc độ khác nhau và ghép chúng lại với nhau để hiển thị hình ảnh cắt ngang của não và hộp sọ. Chụp CT có thể phát hiện những bất thường trong cấu trúc não, bao gồm các mạch máu bị thu hẹp, giãn nở quá mức hoặc bị vỡ và các cơn đột quỵ trong quá khứ.
    • Điện não đồ (EEG). Điện não đồ ghi lại hoạt động điện của não thông qua các điện cực gắn trên da đầu. Những người bị động kinh thường có những thay đổi trong sóng não của họ, ngay cả khi người bệnh không bị động kinh. Xét nghiệm này thường được chỉ định nếu bạn đã có nhiều hơn một đợt mất trí nhớ thoáng qua hoặc nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bạn đang bị co giật.

Điều trị bệnh mất trí nhớ tạm thời

Sau khi đã trải qua các cuộc kiểm tra, bác sĩ sẽ có được kết luận về tình trạng của bạn. Hiện nay, các bệnh lý về não bộ diễn biến khá phức tạp và quá trình điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Tùy theo mức độ suy giảm trí nhớ của người bệnh, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn phù hợp.

  • Với những người bị mất trí nhớ tạm thời trong giai đoạn đầu, việc điều trị sẽ thiên hướng về suy giảm triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Người bệnh lúc này không cần quá lo lắng, họ vẫn có thể tự sinh hoạt một mình tuy nhiên cần có sự hỗ trợ và nhắc nhở từ người thân.
  • Trong những trường hợp bệnh ở mức độ nghiêm trọng, tình trạng này có thể dẫn đến các bệnh lý như Alzheimer, sa sút trí tuệ, teo não,… Đây là giai đoạn đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh nên sẽ cần có sự quan tâm và chăm sóc từ gia đình nhiều hơn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top