✴️ Tăng tiếp xúc với bầu ô- zôn có thể làm tăng nguy cơ tử vong

Nội dung

Các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên quan giữa việc gia tăng tiếp xúc với ô- zôn và nguy cơ tử vong ngắn hạn.

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã tìm thấy mối liên hệ giữa tăng tiếp xúc với ô-zôn và nguy cơ tử vong ngắn hạn.

Những phát hiện được xuất hiện trong BMJ, cho thấy nghiêm ngặt hơn các chính sách về ô nhiễm không khí sẽ làm giảm đáng kể sự tử vong này.

Ô nhiễm ô-zôn

Ô-zôn là một loại khí gồm ba nguyên tử oxy. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), ô-zôn tác động lên sức khỏe khác nhau tùy thuộc vào nơi nó bắt nguồn. Tầng ô-zôn ở bình lưu giúp bảo vệ các sự sống trên Trái đất khỏi bức xạ tia cực tím của mặt trời và, như vậy, là một điều có ích cho sức khỏe của con người.

Tuy nhiên, ô-zôn ở tầng đối lưu (tầng thấp) (GLO) có mối liên hệ với nhiều vấn đề sức khỏe. Nó đặc biệt nguy hiểm đối với người già, trẻ em và những người mắc các bệnh về phổi, chẳng hạn như hen suyễn.

Theo EPA, GLO hình thành khi sự ô nhiễm phản ứng với ánh sáng mặt trời. Ô nhiễm này được tạo ra thông qua quá trình đốt cháy, mà chủ yếu là từ các nguồn do con người tạo ra để đốt nhiên liệu hóa thạch (fossil fuels), như xe cộ và nhà máy điện.

Theo các tác giả của nghiên cứu, “nồng độ ô-zôn được dự đoán sẽ tăng lên cùng với sự nóng lên của toàn cầu”, do đó, các chuyên gia phải có được sự hiểu biết đầy đủ về mối quan hệ giữa GLO và các vấn đề sức khỏe.

          

Định lượng các tác động

Các tác giả của nghiên cứu lưu ý rằng trong khi nhiều nghiên cứu ghi nhận những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi tiếp xúc với ô-zôn, họ thường không chú trọng vào sự gia tăng của tử vong ngắn hạn mà nó gây ra. Thay vào đó, các nghiên cứu thường tập trung vào các vấn đề bất lợi chung về sức khỏe mang tính dài hạn.

Định lượng các tác động ngắn hạn do tiếp xúc với ô-zôn có thể hữu ích khi hình thành chính sách về ô nhiễm không khí. Điều này đặc biệt quan trọng khi các chính sách về ô nhiễm không khí khác biệt đáng kể trên toàn thế giới. Theo bài báo trên BMJ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất ngưỡng ô-zôn là 100 microgam trên một mét khối không khí xung quanh (100 µg/m3), Liên minh châu Âu (EU) đưa ra con số đó ở mức 120 µg/m3, Hoa Kỳ đề xuất 140 µg/m3, và cuối cùng Trung Quốc khuyến cáo 160 µg/m3.

Bằng cách hiểu được tác động của GLO đối với các trường hợp tử vong ngắn hạn, các tác giả của nghiên cứu hy vọng rằng chính sách nhất quán và dựa trên bằng chứng sẽ có thể cứu được một số lượng đáng kể sự sống trên toàn thế giới.

Hơn 6000 người chết

Nhóm nghiên cứu quốc tế đã xem xét dữ liệu từ 406 thành phố ở 20 quốc gia, tập trung vào số người chết và các tác động môi trường hàng ngày. Họ khảo sát trong khoảng thời gian giữa năm 1985 và 2015.

Bằng cách xác định nồng độ ô-zôn trung bình hàng ngày, các loại hạt, nhiệt độ môi trường và độ ẩm tại mỗi địa điểm được khảo sát, họ có thể xác định mối liên quan có thể có giữa sự thay đổi nồng độ ô-zôn và tử vong ngắn hạn.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng sự gia tăng 10 μg/m3 ô-zôn trong 2 ngày dẫn đến nguy cơ tử vong tăng 0,18%. Điều này tương đương với 6.262 cái chết mới ở các thành phố mà họ nghiên cứu do ô nhiễm tầng không khí ô-zôn.

Ngưỡng ô nhiễm thấp hơn

Dựa trên dữ liệu từ WHO, nhóm nghiên cứu lưu ý rằng hơn 80% những người sống ở khu vực thành thị nơi chính quyền ghi nhận mức độ ô nhiễm không khí bị phơi nhiễm cao hơn với mức ô nhiễm không khí mà theo ngưỡng khuyến nghị của WHO là 100 μg/m3

Tuy nhiên, hơn nữa, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mức ô-zôn dưới ngưỡng của WHO vẫn có mối liên hệ với một số lượng tử vong đáng kể.

Điều này cho thấy rằng không chỉ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ nghiêm ngặt hơn với các tiêu chuẩn ô nhiễm không khí, mà WHO còn có thể khiến ngưỡng khuyến nghị của họ giảm xuống vì lợi ích của sức khỏe cộng đồng.

Nhóm chịu trách nhiệm nghiên cứu đã lưu ý một số hạn chế: nghiên cứu này là nghiên cứu quan sát được, điều đó có nghĩa là nó không thể chứng minh được tại sao nồng độ ô-zôn tăng cao làm tăng số ca tử vong ngắn hạn.

Hơn nữa, trong khi phạm vi địa điểm họ nghiên cứu lớn hơn và phù hợp hơn nhiều so với các nghiên cứu trước đây, thì vẫn còn một số lỗ hổng. Ví dụ, cuộc khảo sát không bao gồm bất kỳ thành phố nào ở Châu Phi, Trung Đông hoặc Nam Mỹ, nơi chiếm một phần đáng kể dân số thế giới.

Tuy nhiên, nghiên cứu hỗ trợ ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy ô nhiễm không khí có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Những thứ này có khả năng tăng lên hơn nữa khi sự nóng lên toàn cầu do ảnh hưởng của con người làm tăng mức ô-zôn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top