Báo cáo ca lâm sàng: CA LÂM SÀNG BỆNH PHỔI MÔ KẼ DO BỆNH XƠ CỨNG BÌ (A case report of scleroderma-associated interstitial lung disease)

Nội dung

Tác giả: Huỳnh Thị Phước Dung

TÓM TẮT

Bệnh phổi mô kẽ do xơ cứng bì là một trong những bệnh lý phổi do nguyên nhân tự miễn hiếm gặp. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những bệnh nhân này.

Ca lâm sàng: Bệnh nhân nữ, 73 tuổi nhập viện với triệu chứng khó thở tiến triển nặng dần trong vòng 4 tháng cùng với tổn thương ở hai đáy và dưới màng phổi trên chụp cắt lớp vi tính phân giải cao. Qua thăm khám, bệnh nhân có triệu chứng xơ cứng các ngón tay 2 bên và da mặt, đồng thời bộ xét nghiệm tự miễn có anti-Scl-70 dương tính và siêu âm tim có tăng áp phổi mức động trung bình. Bệnh nhân được chẩn đoán xơ cứng bì có biến chứng bệnh phổi mô kẽ và tăng áp phổi, đã được điều trị và có cải thiện.

Bàn luận: Bệnh phổi mô kẽ là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân xơ cứng bì và là nguyên nhân tử vong hàng đầu. Bệnh thường kết hợp với tăng áp phổi gây nên khó thở tiến triển từ từ qua thời gian dẫn đến giảm chất lượng sống dù được điều trị.

Kết luận: Tầm soát sớm nguyên nhân tự miễn ở những bệnh nhân có hình ảnh học và triệu chứng lâm sàng của bệnh phổi mô kẽ rất quan trọng trong điều trị và ngăn ngừa tiến triển của bệnh.

KẾT LUẬN

Cần nghĩ đến bệnh phổi mô kẽ khi bệnh nhân có triệu chứng khó thở mạn tính, tiến triển và tầm soát nguyên nhân tự miễn. Khám lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi mô kẽ cần chú ý đến các triệu chứng cơ quan khác như da, niêm, khớp, mắt…để giúp gợi ý nguyên nhân. HRCT là phương tiện rất quan trọng để chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ, chú ý 3 hình ảnh đặc hiệu gợi ý bệnh lý tự miễn: dấu bờ thẳng, dấu thuỳ trên trước và dấu tổ ong lan rộng.

Xơ cứng bì là một bệnh tự miễn với biểu hiện nội trội ở da và thường gặp biến chứng bện phổi mô kẽ. Tuy nhiên, một số ít trường hợp bệnh nhân xuất hiện tổn thương phổi trước cả triệu chứng da, diễn tiến âm thầm và triệu chứng khó thở chỉ xuất hiện khi xơ phổi đã lan rộng.

Các thuốc điều trị bệnh phổi mô kẽ hiện tại gồm Mycophenolate mofetil, Cyclophosphamide đã được chứng minh có hiệu quả, Tocilizumab và Rituximab còn đang được nghiên cứu. Đồng thời, xem xét sử dụng thuốc chống xơ ngay khi có chỉ định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. PGS. TS. Vũ Đình Hùng, PGS. TS. Nguyễn Đình Khoa. Bệnh Học Những Bệnh Cơ Xương Khớp Thường Gặp. 1st ed. Nhà xuất bản y học; 2021.
  2. Solomon JJ, Olson AL, Fischer A, Bull T, Brown KK, Raghu G. Scleroderma lung disease. Eur Respir Rev. 2013;22(127):6-19. doi:10.1183/09059180.00005512
  3. Marie I, Dominique S, Levesque H, et al. Esophageal involvement and pulmonary manifestations in systemic sclerosis. Arthritis Rheum. 2001;45(4):346-354. doi:10.1002/1529-0131(200108)45:4<346::AID-ART347>3.0.CO;2-L
  4. van den Hoogen F, Khanna D, Fransen J, et al. 2013 classification criteria for systemic sclerosis: an American college of rheumatology/European league against rheumatism collaborative initiative. Ann Rheum Dis. 2013;72(11):1747-1755. doi:10.1136/annrheumdis-2013-204424
  5. Ngọc Anh T, Thị Hạnh C. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ CĂN NGUYÊN CỦA BỆNH PHỔI MÔ KẼ. Tạp Chí Học Việt Nam. 2022;519(2). doi:10.51298/vmj.v519i2.3615
return to top