ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG TRÊN 65 TUỔI TẠI KHOA LÃO, BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nội dung

Vương Thị Thanh Nhàn1, Nguyễn Văn Thanh Tuấn1

1Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP) ở người cao tuổi có biểu hiện lâm sàng khác với CAP ở các nhóm tuổi khác và có tỷ lệ tử vong cao hơn. Suy dinh dưỡng cũng là một trong những đặc điểm thường gặp và liên quan đến CAP.

Các yếu tố nguy cơ liên quan với bệnh viêm phổi mắc phải tại cộng đồng gồm tuổi, bệnh COPD, hen, đái tháo đường, bệnh tim mạch, hút thuốc lá, suy dinh dưỡng và bệnh đường hô hấp.

Qua các nghiên cứu cho thấy công cụ đánh giá NRS 2002 và MNA rút gọn đều có giá trị như nhau trong tiên lượng bệnh ở đối tượng bệnh nhân trên 65 tuổi, và công cụ đánh giá dinh dưỡng MNA bản rút gọn (MNA- SF) so với bảng MNA, có độ nhạy và độ tin cậy lần lượt là 97.9 % và 100%. Nên nghiên cứu của chúng tôi dùng bảng MNA rút gọn để đánh giá bệnh nhân trên 65 tuổi, với mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân viêm phổi cộng đồng từ 65 tuổi tại khoa Lão, bệnh viện Nguyễn Tri Phương; nhằm mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh ngày một tốt hơn.

 KẾT LUẬN

Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng trở lên là 70,6% (theo BMI) và 82,3% (theo VBC)

Có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê giữa đánh giá dinh dưỡng theo BMI và VBC, theo MNA - SF

Có mối liên hệ giữa tình trạng dinh dưỡng theo MNA – SF với tuổi và albumin

Có mối liên hệ giữa tuổi với khả năng đi lại, chỉ số khối cơ thể và vòng bắp chân

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Raúl Riquelme et al (1997) Community-acquired Pneumonia in the Elderly Clinical and Nutritional Aspects, American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine, Volume 156(6).
  2. A Z LaCroix (1989) Prospective study of pneumonia hospitalizations and mortality of U.S. older people: the role of chronic conditions, health behaviors, and nutritional status. Public Health Rep. 1989 Jul-Aug; 104(4): 350–360.
  3. Jen-Tzer Gau et al (2010) Pharmacotherapy and the risk for community-acquired pneumonia, BMC Geriatrics, 10(45):1-8.
  4. Raslan M et al (2010) Comparison of nutritional risk screening tools for predicting clinical outcomes in hospitalized patients. Nutrition, 26(7-8):721-6.
  5. Skipper et al  (2012) Nutrition Screening Tools: An Analysis of the Evidence, Journal of Parenteral and Enteral Nutrition, V. 36, N.3.
  6. Nestle Nutrition Institute, A guide to completing the
    Mini Nutritional Assessment – Short Form (MNA®-SF),
    https://www.swrwoundcareprogram.ca/Uploads/ContentDocuments/HCPR%20-%20MNA%20Guide.pdf.
  7. Gérontopôle et al (2014) The Mini Nutritional Assessment-Short Form and mortality in nursing home residents — Results from the INCUR study, J Nutr Health Aging
  8. Lâm Vạn Phong và cộng sự (2019), So sánh bảng đánh giá dinh dưỡng với nrs hiệu chỉnh (NRS-HCM) so với SGA (2019), Tạp chí Y học TPHCM, tập 23, số 6.
  9. Cassiere, Hugh A. M.D. (1998) Confusion and Malnutrition Equals pneumonia in Older Patients, Clinical Pulmonary MedicineMarch 1998 - Volume 5 - Issue 2 - p 131-132
  10. Tam Ngoc Nguyen et al  (2020) Prevalence of sarcopenia and its associated factors in patients attending geriatric clinics in Vietnam: a crosssectional study, BMJ Open, Volume10.
  11. Naruna Pereira ROCHA et al (2015) Total lymphocyte count and serum albumin as predictors of nutritional risk in surgical patients. ABCD Arq Bras Cir Dig; 28(3):193-196.
  12. UNFPA Viet Nam, Việt Nam là một trong 10 nước mà người dân lười vận động nhất thế giới, https://vietnam.unfpa.org/vi.
  13. Nobuhiro Akuzawa et al (2015) Nutritional parameters affecting severity of pneumonia and length of hospital stay in patients with pneumococcal pneumonia: a retrospective cross-sectional study, BMC Pulm Med;15:149.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/images/icon%20chung/facebook-icon.png  facebook.com/BVNTP

https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/images/icon%20chung/YouTube-icon.png  youtube.com/bvntp

return to top