KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỤC BAO SAU THỨ PHÁT SAU MỔ PHACO BẰNG LASER YAG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đục bao sau thứ phát sau là biến chứng muộn hay gặp nhất sau phẫu thuật phaco. Tình trạng đục bao sau gây giảm thị lực, loá mắt, hạn chế sinh hoạt hoặc gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị can thiệp bệnh lý đáy mắt.

Tỉ lệ đục bao sau sau phẫu thuật phaco từ 2-5 năm gặp khoảng 20-40%.

Trong cơ chế hình thành đục bao sau, tế bào biểu mô còn sót lại trong túi bao sau phẫu thuật đóng vai trò chính. Tăng sinh, di thực, biến đổi biểu mô sang trung bì, lắng đọng collagen và tái sinh tổ chức sợi tế bào biểu mô là nguyên nhân chính gây đục bao sau.

Về điều trị đục bao sau, cho đến nay thủ thuật mở bao sau bằng Nd:YAG laser vẫn là phương pháp hiện đại và hiệu quả nhất. Tại bệnh viện Nguyễn tri Phương, phương pháp này đã được ứng dụng nhưng chưa có báo cáo, nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả điều trị đục bao sau thứ phát sau mổ phaco bằng Nd:YAG laser. 

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu thủ thuật điều trị đục bao sau sau mổ phaco bằng Nd:YAG laser cho 68 mắt (68 BN) cho thấy Nd:YAG laser giúp cải thiện thị lực bệnh nhân đục bao sau rõ rệt với tỉ lệ thành công cao. Nd:YAG laser là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhằm phục hồi thị lực ở bệnh nhân bị đục bao sau, bệnh nhân không cần phải nhập viện.

Năng lượng trung bình dùng để mở bao sau đối với dạng hạt ngọc trai 54,58 mJ, dạng xơ 66,81 mJ và dạng phối hợp 73,17 mJ.

Kết quả: Trước laser thị lực ≤ 0,3 26 mắt, > 0,3 là 42 mắt. Sau laser thị lực đều tăng > 0,3, thị lực 0,6 duy trì đến tháng thứ 6, không còn nhóm thị lực < 0,3.

Biến chứng do Nd:YAG laser mở bao sau: Theo dõi sau 6 tháng, không ghi nhận tăng nhãn áp, bong võng mạc, phù hoàng điểm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Wormstone IM (2002). Posterior capsular opacification: a cell biological perspective. ExpEye Res; 74: 337-347.
  2. Ari S, Cingu AK, Sahin A, Cinar Y, Caca I (2012). The effect of Nd:YAG laser posterior capsulotomy on macular thickness, intraocular pressure and visual acuity. Ophthalmic Surg Laser Imaging, 43, pp.395-400.
  3. Nepal J Ophthalmol (2012), 4, pp.108-113.
  4. P. Sambasiva Reddy (2019). Prospective Study: YAG Capsulotomy & Complications.
  5. Sellman TR, LindstromRL. J cataract Refract Suegery (1998). Effect of a plano-convex posterior chamber lens on capsular opacification from Elchnig pear formation; 14: 68-72.  
  6. Nguyễn Quốc Đạt (2005). Nghiên cứu sử dụng laser Nd:YAG điều trị đục bao sau thứ phát sau phẫu thuật đặt TTT nhân tạo tại cộng đồng. Luận án Tiến sỹ Y khoa. Đại học Y Hà Nội.
  7. RogerF . Steinert, MD (2013). ND: YAG Laser posterior capsulotomy.
  8. Robert Edward T. Ang (2013). Incidence, Indications, and Outcomesof Yag Capsulotomy In EyesImplanted with an Accommodating Intraocular Lens.
  9. Nguyễn Thanh Hà. Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật mở bao sau thể thuỷ tinh bằng laser YAG Tạp Chí Y-Dược Học Quân Sự Số 5-2014.
  10. Bhargava R, Kumar P, Prakash A, Chaudhary KP. Estimation of mean ND: Yag laser capsulotomy energy levels for membranous and fibrous posterior capsular opacification.
  11. Gore V.S, The study of complications of Nd: YAG laser capsulotomy. International Journal of Bioinformatics Research (2012); 4(2): 265-268.

 

 

return to top