KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHU CẦU TƯ VẤN DINH DƯỠNG NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH MẠN TÍNH KHÔNG LÂY TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG NĂM 2019

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh mạn tính không lây đang ngày càng gia tăng, làm tăng gánh nặng bệnh tật và tử vong. Bệnh mạn tính không lây đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam, cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc các bệnh như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính. Trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, gần 3 triệu người bị bệnh đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 126.000 ca mới mắc ung thư. Dinh dưỡng đang đóng một vai trò lớn trong việc điều trị và hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính không lây. Tuy nhiên, cách tiếp cận hiện nay còn chưa hiệu quả, BN còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin cũng như tuân thủ phác đồ dinh dưỡng hỗ trợ. Trong hoàn cảnh  hiện nay vấn đề dinh dưỡng chưa được quan tâm nhiều,  hiểu rõ mong muốn tư vấn dinh dưỡng của người bệnh là một vấn đề cần thiết, để từ đó đưa ra chiến lược tiếp cận hiệu quả. Nên chúng tôi triển khai nghiên cứu này đề giúp cải thiện và nâng cao sức khoẻ cho bệnh nhân ngày càng tốt hơn.

KẾT LUẬN

Người bệnh bước đầu đã nhận thức được vai trò của chế độ ăn khi được hỏi, cũng có một lượng không nhỏ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ và có tập thể dục. Tỷ lệ muốn tư vấn dinh dưỡng hơn 50%.Có mối liện hệ giữa mong muốn tư vấn dinh dưỡng với việc được bác sĩ điều trị tư vấn trước đó và tập thể dục.Có mối liên hệ giữa mong muốn tư vấn dinh dưỡng và nhận thức vai trò của chế độ ăn, chế độ ăn thực tế và cảm nhận sự ảnh hưởng của chế độ ăn.

KIẾN NGHỊ

Bác sĩ điều trị nên là người tư vấn dinh dưỡng và giải thích vai trò của dinh dưỡng với những người bệnh có bệnh mạn tính, cung cấp những tài liệu tư vấn miễn phí cho người bệnh. Cần nghiên cứu định tính để tìm hiểu thêm nguyên nhân người bệnh vẫn chưa quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hội nghị Khoa học toàn quốc lần VII 2018, chủ đề phòng chống bệnh không lây
  2. Kapur K, Kapur A, Ramachandran S, 2008. Barriers to changing dietary behavior. J Assoc Physicians India. 2008 Jan; 56:27-32.
  3. Nguyễn Quốc Anh, 2015. Tầm quan trọng của dinh dưỡng điều trị, trong Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng (Lương Ngọc Khuê, Nguyễn Quốc Anh). NXB Y học Hà Nội. pp. 13-20

 

return to top