NGUY CƠ TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP GHI NHẬN QUA CÁC THANG ĐIỂM

            Nguyễn Thị Kim Hường123, Huỳnh Thị Phước Dung1

                                               1Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 

        2 BV FV

        3Trung tâm chẩn đoán Y khoa Medic

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh viêm khớp tự miễn mạn tính, với tỷ lệ lưu hành trong dân số chung trên thế giới vào khoảng 0,5- 1,0% và tại Việt Nam là khoảng 0,28% dân số người lớn. Bệnh nhân VKDT có nguy cơ bệnh lý tim mạch tăng gấp 2 dân số chungvà VKDT là yếu tố nguy cơ độc lập cho bệnh tim mạch xơ vữa. Bệnh tim mạch là nguyên nhân chính gây tử vong trên bệnh nhân VKDT. Nguy cơ tim mạch là một chủ đề quan trọng trong VKDT. Các yếu tố liên quan đến bệnh VKDT như: tự kháng thể dương tính, thời gian mắc bệnh, tình trạng viêm, hoạt động bệnh VKDT, thuốc điều trị (glucocorticoid, NSAID); …cũng đóng một vai trò quan trọng trong xơ vữa động mạch và chúng được xem là các YTNC tim mạch không kinh điển.

Trên thế giới hiện có nhiều thang dự đoán rủi ro Bệnh tim mạch. Trên dân số nói chung, người ta thường dùng các công cụ đánh giá nguy cơ tim mạch “truyền thống”: ACC/AHA2013, FRS, SCORE. Các mô hình dự báo nguy cơ bệnh tim mạch nên được điều chỉnh cho bệnh nhân VKDT bằng hệ số nhân 1,5, nếu VKDT chưa được đưa vào thuật toán rủi ro theo khuyến cáo EULAR 2015/2016. Trên dân số VKDT, QRISK3, ERS-RA là các thang điểm có tính tới yếu tố viêm khớp dạng thấp trong thành tố. Các mô hình này được phát triển trên cơ sở nhận định: (1) Các mô hình dự đoán truyền thống có xu hướng đánh giá thấp hoặc quá mức nguy cơ bệnh tim mạch trong VKDT. (2) Vai trò của viêm và các yếu tố bệnh VKDT cụ thể khác được kiểm tra để cải thiện các mô hình truyền thống

Trong nước, nghiên cứu của Huỳnh Thị Hồng Nhung và cs (2015) khảo sát đặc điểm các yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, trong đó tác giả ước tính nguy cơ tim mạch trong 10 năm theo FRS.

Theo khuyến cáo ACC/AHA 2019 việc mô tả các yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân VKDT là cần thiết và các thang điểm nguy cơ tim mạch được khuyến cáo phải được dùng để quản lý nguy cơ tim mạch theo EULAR 2015/2016. Nghiên cứu này khảo sát các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân VKDT qua các thang điểm theo khuyến cáo.

KẾT LUẬN

Chúng tôi thu nhận được tổng cộng 107 bệnh nhân VKDT trong đó nữ chiếm 87% và tỉ lệ nữ:nam là 6,6:1. Tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu là 58,78 ± 7,76 tuổi. Rối loạn mỡ máu là yếu tố nguy cơ tim mạch chiếm tỉ lệ cao nhất 46,8%

Nguy cơ tim mạch 10 năm tính theo các thang điểm ACC/AHA 2013, FRS, mSCORE, QRISK3, ERS-RA có giá trị trung vị (khoảng tứ phân vị) lần lượt là 5,0 (2,0-9,3); 2,3 (1,1-4,6); 2,0 (1,0-4,0); 11,0 (5,5-18,3) và 6,8 (3,2-12,5).Nguy cơ tim mạch 10 năm tính theo các thang điểm FRS, QRISK 3 và ERS-RA  cao hơn ở nhóm hoạt động bệnh trung bình cao so với nhóm hoạt động thấp hay lui bệnh.Hai thang điểm có đánh giá yếu tố VKDT (QRISK3, ERS-RA) cho giá trị cao hơn và  có tương quan với hoạt động bệnh của bệnh nhân VKDT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Minh Hoa, T.T., et al., Prevalence of the rheumatic diseases in urban Vietnam: a WHO-ILAR COPCORD study. J Rheumatol, 2003. 30(10): p. 2252-6.

2. Peters, M.J., et al., Does rheumatoid arthritis equal diabetes mellitus as an independent risk factor for cardiovascular disease? A prospective study. Arthritis Rheum, 2009. 61(11): p. 1571-9.

3. Salaffi, F., et al., The Expanded Risk Score in Rheumatoid Arthritis (ERS-RA): performance of a disease-specific calculator in comparison with the traditional prediction scores in the assessment of the 10-year risk of cardiovascular disease in patients with rheumatoid arthrit. Swiss Med Wkly, 2018. 148: p. w14656.

4. Gabriel, S.E., Cardiovascular morbidity and mortality in rheumatoid arthritis. Am J Med, 2008. 121(10 Suppl 1): p. S9-14.

5.  Choy, E., et al., Cardiovascular risk in rheumatoid arthritis: recent advances in the understanding of the pivotal role of inflammation, risk predictors and the impact of treatment. Rheumatology (Oxford), 2014. 53(12): p. 2143-54.

6. Agca, R., et al., EULAR recommendations for cardiovascular disease risk management in patients with rheumatoid arthritis and other forms of inflammatory joint disorders: 2015/2016 update. Ann Rheum Dis, 2017. 76(1): p. 17-28.

7.  Hippisley-Cox, J., C. Coupland, and P. Brindle, Development and validation of QRISK3 risk prediction algorithms to estimate future risk of cardiovascular disease: prospective cohort study. BMJ, 2017. 357: p. j2099.

8.     Huỳnh Thị Hồng Nhung và csKhảo sát đặc điểm các yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Y học TP. Hồ Chí Minh, 2015. 19: p. 186-192.

9.   Arnett, D.K., et al., 2019 ACC/AHA Guideline on the Primary Prevention of Cardiovascular Disease: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines. Circulation, 2019. 140(11): p. e596-e646.

10.   Huỳnh Phương Thanh và cs., Tương quan giữa các chỉ số DAS28, SDAI và CDAI trong đánh giá hoạt tính bệnh viêm khớp dạng thấp. Y học TP. Hồ Chí Minh, 2017. 21: p. 257-262.

11.   Hunter, T.M., et al., Prevalence of rheumatoid arthritis in the United States adult population in healthcare claims databases, 2004–2014. Rheumatology international, 2017. 37(9): p. 1551-1557.

12.   Cross, M., et al., The global burden of rheumatoid arthritis: estimates from the global burden of disease 2010 study. Annals of the rheumatic diseases 2014. 73(7): p. 1316-1322.

13.   Dao, H.H., Q.T. Do, and J. Sakamoto, Increased frequency of metabolic syndrome among Vietnamese women with early rheumatoid arthritis: a cross-sectional study. Arthritis Res Ther, 2010. 12(6): p. R218.

14.   Salinas, M.J., et al., Prevalence and correlates of metabolic syndrome in patients with rheumatoid arthritis in Argentina. J Clin Rheumatol, 2013. 19(8): p. 439-43.

15.   Galarza-Delgado, D.A., et al., Assessment of six cardiovascular risk calculators in Mexican mestizo patients with rheumatoid arthritis according to the EULAR 2015/2016 recommendations for cardiovascular risk management. Clin Rheumatol, 2017. 36(6): p. 1387-1393.

16.   Siebert, S., et al., Characteristics of rheumatoid arthritis and its association with major comorbid conditions: cross-sectional study of 502 649 UK Biobank participants. RMD open, 2016. 2(1): p. e000267.

17.   Behl, T., et al., The Lipid Paradox as a Metabolic Checkpoint and Its Therapeutic Significance in Ameliorating the Associated Cardiovascular Risks in Rheumatoid Arthritis Patients. Int J Mol Sci, 2020. 21(24).

18.   Arts, E.E., et al., Prediction of cardiovascular risk in rheumatoid arthritis: performance of original and adapted SCORE algorithms. Ann Rheum Dis, 2016. 75(4): p. 674-80.

19.   Livingstone, S., et al., Effect of competing mortality risks on predictive performance of the QRISK3 cardiovascular risk prediction tool in older people and those with comorbidity: external validation population cohort study. Lancet Healthy Longev, 2021. 2(6): p. e352-e361.

20.   Kitas, G.D. and S.E.J.A.o.t.r.d. Gabriel, Cardiovascular disease in rheumatoid arthritis: state of the art and future perspectives. Annals of the rheumatic diseases, 2011. 70(1): p. 8-14.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/images/icon%20chung/facebook-icon.png  facebook.com/BVNTP

https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/images/icon%20chung/YouTube-icon.png  youtube.com/bvntp

return to top