TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA KLEBSIELLA PNEUMONIAE TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2022

Nội dung

Tác giả: Nguyễn Quang Huy 2, Lê Thị Thu Ngân2, Võ Thị Hà 1,2, Nguyễn Minh Hà 1,2

1 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,

 2 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Trong tình hình đề kháng kháng sinh nghiêm trọng, việc lựa chọn kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn Klebsiella pneumoniae là một thách thức trong thực hành lâm sàng.

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và phân tích xu hướng nhạy cảm với kháng sinh của các chủng K. pneumoniae tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương giai đoạn 2019 - 2022.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các chủng K. pneumoniae phân lập từ năm 2019-2022 và độ nhạy cảm với từng loại kháng sinh giai đoạn 2019 – 2022, được thu thập từ dữ liệu ở Khoa Xét nghiệm. Sự khác biệt về xu hướng nhạy cảm kháng sinh qua các năm được khảo sát bằng phép kiểm Chi bình phương.

Kết quả: Trong bốn năm, có 3045 mẫu bệnh phẩm cho kết quả phân lập được vi khuẩn K. pneumoniae. Tỷ lệ dương tính lần lượt là bệnh phẩm đường hô hấp (46,2%), các bệnh phẩm mủ/dịch tiết/Catheter (28,6%), nước tiểu (11,8%) và máu (10,6%). Các chủng K. pneumoniae tại bệnh viện còn nhạy cảm trên 50% với khá ít loại kháng sinh thử nghiệm (5 loại), bao gồm: carbapenem (imipenem 70,1%), các kháng sinh nhóm aminoglycoside (gentamicin 60,2%; tobramycin 59,9%), tetracycline (57,0%) và co-trimexazole (50,2%). Tỷ lệ sinh ESBL ở K. pneumoniae trung bình là 25,5% và tỷ lệ đa kháng thuốc là 60,3%. Xu hướng nhạy cảm với kháng sinh của K. pneumoniae đã giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với đa số loại kháng sinh thử nghiệm. Trong đó, kháng sinh Imipenem có xu hướng giảm nhạy cảm nhanh nhất từ 81,2% xuống còn 60,9% (p < 0,05).

Kết luận: Klebsiella pneumoniae có tỷ lệ nhạy cảm thấp với đa số các kháng sinh thử nghiệm và đang có xu hướng giảm nhạy cảm nhanh chóng. Cần chú ý thực hiện chặt chẽ công tác quản lý và sử dụng kháng sinh với vi khuẩn này.

Từ khóa: Klebsiella pneumoniae, kháng sinh, nhạy cảm, đề kháng.

KẾT LUẬN

Nhìn chung sau bốn năm 2019-2022, các chủng K. pneumoniae tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương có tỷ lệ nhạy cảm thấp với đa số các loại kháng sinh được thử nghiệm và đang có xu hướng giảm dần tính nhạy cảm. Đặc biệt là ở Khoa HSCĐ có tỷ lệ nhạy cảm thấp hơn đáng kể so với các khoa khác. Do vậy, cần có biện pháp kiểm soát và sử dụng kháng sinh hợp lý để giảm thiểu tình trạng đề kháng kháng sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Podschun R, Ullmann U. Klebsiella spp. as Nosocomial Pathogens: Epidemiology, Taxonomy, Typing Methods, and Pathogenicity Factors. Clin Microbiol Rev. 1998;11(4):589-603. doi:10.1128/CMR.14.589
  2. Navon-Venezia S, Kondratyeva K, Carattoli A. Klebsiella pneumoniae: a major worldwide source and shuttle for antibiotic resistance. FEMS Microbiol Rev. 2017;41(3):252-275. doi:10.1093/femsre/fux013
  3. Nguyễn Chí Nguyễn, Trần Đỗ Hùng, Phạm Thị Ngọc Nga, Nguyễn Như Nguyễn, Phan Hoàng Đạt, Nguyễn Dương Hiển, Lê Thúy An, Nguyễn Thị Diệu Hiền, Võ Thái Dương. Tình hình đề kháng kháng sinh của Klebsiella pneumoniae được phân lập từ các mẫu bệnh phẩm tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ và bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ năm 2021-2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;517(2). doi:10.51298/vmj.v517i2.3294
  4. Ur Rehman K, Sivakumar P. Bacterial Pneumonias: Before and after the COVID-19 pandemic. In: Clinical Problems. European Respiratory Society; 2021:PA289. doi:10.1183/13993003.congress-2021.PA289
  5. Zeng L, Yang C, Zhang J, et al. An Outbreak of Carbapenem-Resistant Klebsiella pneumoniae in an Intensive Care Unit of a Major Teaching Hospital in Chongqing, China. Front Cell Infect Microbiol. 2021;11. doi:10.3389/fcimb.2021.656070
  6. Martin RM, Bachman MA. Colonization, Infection, and the Accessory Genome of Klebsiella pneumoniae. Front Cell Infect Microbiol. 2018;8. doi:10.3389/fcimb.2018.00004
  7. Xu L, Sun X, Ma X. Systematic review and meta-analysis of mortality of patients infected with carbapenem-resistant Klebsiella pneumoniae. Ann Clin Microbiol Antimicrob. 2017;16(1):18. doi:10.1186/s12941-017-0191-3
  8. Đặng Thị Soa, Vũ Thị Thủy, Trần Thị Oanh, Hồ Thị Dung, Hoàng Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Hắc Thị Ánh, Đinh Thị Hảo. Tổng quan về tình hình kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gây bệnh trên lâm sàng tại Việt Nam từ 2017- 2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;519(1). doi:10.51298/vmj.v519i1.3576
  9. Lê Công Trứ, Đỗ Hoàng Long, Trần Đỗ Hùng. Tình hình đề kháng kháng sinh của Klebsiella pneumonia tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;518(2). doi:10.51298/vmj.v518i2.3492
  10. Lê Ngọc Sơn, Hồ Thị Kim Loan, Trình Minh Hiệp. Tình hình đề kháng kháng sinh của Klebsiella spp. Phân lập tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre. Thời sự Y học. 2017;12/2017:51-54.
  11. Lương Hồng Loan, Huỳnh Minh Tuấn. Trực khuẩn Gram âm tiết ESBL, AmpC, Carbapenemase và phổ đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2020;24(2):223-229.
  12. Cattoir V, Poirel L, Rotimi V, Soussy CJ, Nordmann P. Multiplex PCR for detection of plasmid-mediated quinolone resistance qnr genes in ESBL-producing enterobacterial isolates. Journal of Antimicrobial Chemotherapy. 2007;60(2):394-397. doi:10.1093/jac/dkm204
  13. Rice LB, Carias LL, Hutton RA, Rudin SD, Endimiani A, Bonomo RA. The KQ Element, a Complex Genetic Region Conferring Transferable Resistance to Carbapenems, Aminoglycosides, and Fluoroquinolones in Klebsiella pneumoniae. Antimicrob Agents Chemother. 2008;52(9):3427-3429. doi:10.1128/AAC.00493-08
  14. Bùi Thị Hương Giang, Nguyễn Đức Quỳnh. Đặc điểm kháng kháng sinh và các yếu tố nguy cơ tử vong của nhiễm khuẩn bệnh viện tại Khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;515(1). doi:10.51298/vmj.v515i1.2666
  15. Bassetti M, Righi E, Carnelutti A, Graziano E, Russo A. Multidrug-resistant Klebsiella pneumoniae : challenges for treatment, prevention and infection control. Expert Rev Anti Infect Ther. 2018;16(10):749-761. doi:10.1080/14787210.2018.1522249

 

return to top