✴️ Nội soi tiêu hóa – giải pháp vàng giúp phát hiện ung thư tiêu hóa sớm

Nội soi tiêu hóa là gì?

Nội soi tiêu hóa là phương pháp thăm khám trực tiếp hệ tiêu hóa (dạ dày – tá tràng – đại tràng – trực tràng) thông qua một ống nội soi mềm có gắn đầu camera nhằm quan sát trực tiếp lớp niêm mạc ống tiêu hóa từ đó phát hiện ra các tổn thương, để chẩn đoán và can thiệp điều trị .

Nội soi tiêu hóa được chia thành 2 dạng: nội soi đường tiêu hóa trên (thông qua mũi hoặc họng) và nội soi đường tiêu hóa dưới (thông qua hậu môn). Tùy vào mục đích và vị trí cần kiểm tra mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân loại nội soi cho phù hợp.

Tại sao phải nội soi tiêu hóa?

Hiện nay, nội soi tiêu hóa được sử dụng phổ biến trong thăm khám và chẩn đoán các bệnh lý của ống tiêu hóa. Thông qua ống soi gắn camera, bác sĩ có thể quan sát dễ dàng mọi ngóc ngách của hệ thống tiêu hóa cũng như phát hiện các tổn thương, bất thường dù là nhỏ nhất. Từ đó thực hiện các sinh thiết để chẩn đoán các viêm nhiễm, ung thư…, thực hiện cầm máu, cắt bỏ polyp, nong hẹp… trong khi các phương pháp thăm khám khác không làm được.

Khi nào cần nội soi tiêu hóa?

Bệnh nhân cần nội soi tiêu hóa khi có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:

  • Mệt mỏi, chán ăn

  • Chướng bụng, đầy hơi, cảm giác khó tiêu sau ăn

  • Ợ chua, ợ nóng kéo dài và ngày càng nặng,

  • Buồn nôn, nôn ói kéo dài mà không rõ nguyên nhân,

  • Đau bụng vùng trên rốn dai dẳng, thậm chí dữ dội

  • Sụt cân đột ngột

  • Xuất huyết tiêu hóa: Đi ngoài phân đen, nôn ra máu…

  • Khi có các yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày, đại tràng: Tiền sử bản thân và gia đình mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày/ đại tràng/ Đa polyp tuyến hoặc ung thư dạ dày/ đại tràng; nhiễm vi khuẩn HP; chế độ ăn không lành mạnh (nhiều mỡ và Cholesterol, nhiều rượu, bia,..); béo phì…..

Khi thấy các dấu hiệu đau bụng, chướng bụng, chán ăn, buồn nôn… kéo dài có thể sẽ cần phải nội soi tiêu hóa

Nội soi tiêu hóa – giải pháp vàng giúp phát hiện ung thư tiêu hóa sớm

Hiện nay, nội soi tiêu hóa là phương pháp an toàn và chính xác nhất giúp bác sĩ có thể thăm khám trực tiếp toàn bộ hệ thống tiêu hóa, gồm: phần trên đường tiêu hóa (dạ dày, thực quản, tá tràng), phần dưới của đường tiêu hóa (trực tràng, đại tràng, hậu môn), do đó giúp chẩn đoán chính xác, không bỏ sót tổn thương hay bất thường, dù rất nhỏ, chỉ vài milimet và thậm chí ngay cả khi người bệnh chưa có bất kỳ dấu hiệu nào.

Thông qua phát hiện vùng niêm mạc lành và bất thường rõ nét hơn, bác sĩ có thể sinh thiết an toàn, hiệu quả và chính xác vào vùng có tế bào nghi ung thư, chẩn đoán ở mức độ biến đổi tế bào từ đó chẩn đoán chính xác ung thư; can thiệp cầm máu, cắt polyp tránh polyp chảy máu, ung thư hóa….

Nội soi ống tiêu hóa để chẩn đoán ung thư sớm sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh, tiết kiệm chi phí, tránh được các biến chứng nguy hiểm/ di căn ung thư, kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

Những phương pháp nội soi tiêu hóa phổ biến hiện nay

Hiện nay, nội soi đường tiêu hóa có hai loại kỹ thuật cơ bản:

Nội soi tiêu hóa thường

Đây là phương pháp sử dụng ống nội soi đưa vào từ đường mũi/họng (nội soi tiêu hóa trên) hoặc qua đường hậu môn (nội soi tiêu hóa dưới) khi bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo. Bác sĩ sẽ chỉ dùng thuốc gây tê để gây tê tại một vị trí nhất định. Do đó, bệnh nhân thường cảm giác khó chịu, đau đớn, thậm chí ám ảnh sau nội soi.

Nội soi tiêu hóa không đau

Về bản chất, đây cũng là nội soi tiêu hóa sử dụng ống mềm để kiểm tra hệ thống tiêu hóa thông qua đường mũi/ họng hoặc hậu môn, song bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc an thần. Vì thế quá trình nội soi diễn ra rất nhẹ nhàng, thoải mái và nhanh chóng nên bệnh nhân không hề bị khó chịu, tránh được các tổn thương không mong muốn trong khi nội soi (do người bệnh giãy giụa, giật ống soi…)

Nội soi tiêu hóa là phương pháp an toàn và hiệu quả để thăm khám toàn bộ hệ thống tiêu hóa

Nội soi đường tiêu hóa được thực hiện như thế nào?

Trước khi nội soi, bác sĩ sẽ thăm khám sơ bộ cho bệnh nhân. Bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin về tiền sử bệnh và dị ứng (nếu có), các thuốc đang sử dụng và tình trạng sức khỏe. Tùy thuộc vào loại nội soi (đường tiêu hóa trên hay dưới) và phương pháp nội soi (nội soi thường hay nội soi gây mê) mà bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các bước chuẩn bị cụ thể (nhịn ăn, làm sạch dạ dày hoặc xúc rửa trực tràng và hậu môn trước soi…).

Tiến hành nội soi: Bệnh nhân nằm nghiêng trái và được xịt thuốc gây tê cục bộ vào cổ họng/ mũi hoặc hậu môn (đối với nội soi thông thường), tiêm thuốc an thần  (đối với nội soi không đau). Bác sĩ sẽ từ từ đưa ống nội soi vào miệng/ mũi  (đối với nội soi tiêu hóa trên) hoặc vào hậu môn (trong trường hợp nội soi tiêu hóa dưới).

Thông qua hình ảnh được ghi lại trên camera của ống soi, bác sĩ sẽ tìm các bất thường đường tiêu hóa và sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để lấy sinh thiết cũng như thực hiện các thủ thuật điều trị cần thiết như cắt polyp, cầm máu, nong thực quản…

Quá trình nội soi thường kéo dài khoảng 20 phút và có thể lâu hơn tùy thuộc vào bệnh lý được phát hiện khi nội soi.

Cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành nội soi?

Để việc nội soi đường tiêu hóa được hiệu quả, bạn cần tuân thủ chính xác các hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt phải thông báo tình trạng sức khỏe, tình trạng bệnh lý hay các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ thực hiện. Với các bệnh nhân có bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, huyết áp, nên hỏi kỹ tư vấn của bác sỹ gây mê trước khi thực hiện thủ thuật.

24h trước khi nội soi, bạn nên uống thật nhiều nước hoặc ăn nhiều đồ ăn lỏng, nhằm hạn chế tình trạng mất nước  của dạ dày, đại tràng khi nội soi.

Tránh các loại nước uống và thực phẩm có màu đậm, đặc biệt là màu đỏ, cam vì dễ nhầm lẫn với tình trạng chảy máu đường tiêu hóa, làm ảnh hưởng tới kết quả nội soi.

Nhịn ăn tối thiểu từ 6 – 8 tiếng trước khi nội soi

Không dùng thuốc băng niêm mạc dạ dày như: Gastropulgit, Phosphalugel… trước khi nội soi đường tiêu hóa trên.

Thụt tháo, làm sạch phân trong lòng đại tràng trước khi nội soi đường tiêu hóa dưới.

Nội soi tiêu hóa - Giải pháp giúp phát hiện ung thư tiêu hóa

Nên nhịn ăn tổi thiểu từ 6-8 tiếng trước khi nội soi

Lưu ý sau khi thực hiện nội soi tiêu hóa

Chỉ nên ăn hoặc uống các đồ có dạng lỏng, nguội, dễ tiêu hóa sau 2 giờ sau khi nội soi để hạn chế tổn thương đường tiêu hóa

Nên nghỉ ngơi tại bệnh viện một thời gian ngắn trước khi ra về  và có người thân đi cùng khi nội soi, không nên tự lái xe về

Với các trường hợp nội soi gây mê, không nên có những quyết định quan trọng liên quan đến các vấn đề cá nhân hay tài chính trong vòng 24 giờ sau khi nội soi.

Uống thuốc theo đơn, tuân thủ chế độ ăn uống và tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ

Lưu ý theo dõi sức khỏe sau khi nội soi, nếu thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nên gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện để kiểm tra.

Bệnh viện – nơi hội tụ các bác sĩ nội soi tiêu hóa đầu ngành

Bệnh viện  được đánh giá là địa chỉ khám chữa bệnh về tiêu hóa uy tín hàng đầu hiện nay.

Đội ngũ bác sĩ tiêu hóa đang làm việc tại Bệnh viện đều được tuyển chọn từ các bác sĩ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tiêu hóa – gan mật, ngoại tiêu hóa tại bệnh viện Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội, Viện 198… Bên cạnh đó là đội ngũ bác sĩ kế cận đã qua đào tạo tại Nhật Bản không chỉ nắm vững chuyên môn, tay nghề thành thạo mà còn được tiếp nhận những kỹ thuật tiên tiến nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hóa.

Nhờ sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi, Bệnh viện đã và đang mang lại cho khách hàng trải nghiệm về dịch vụ chất lượng cao trong thăm khám tiêu hóa, bao gồm cả nội soi không gây mê và gây mê cùng các ca tiểu phẫu như nội soi cắt trĩ; cắt polyp dạ dày, đại tràng, trực tràng; nội soi điều trị sỏi mật, u túi mật; lấy dị vật đường tiêu hóa hay những ca đại phẫu như khâu lỗ thủng dạ dày, ruột non; cắt ruột thừa, túi mật; mở ống mật chủ lấy sỏi; cắt nang ống mật chủ; phẫu thuật nối mật ruột…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top