Bị nhồi máu cơ tim chịu các di chứng nặng nề

Bị nhồi máu cơ tim (nếu không được cấp cứu kịp thời), người bệnh rất dễ tử vong, trường hợp sống sót có thể bị tàn phế hoặc chịu các di chứng nặng nề. Vậy làm cách nào để phòng tránh bị nhồi máu cơ tim? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số cách giúp phòng tránh cũng như chăm sóc tốt cho người nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim. Việc ghi nhận sớm triệu chứng bệnh cũng như chẩn đoán sớm là việc rất quan trọng để có thể cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, loại bỏ các yếu tố nguy cơ, ăn uống khoa học lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ… là những cách giúp phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim.

 

Bị nhồi máu cơ tim thường dẫn đến tử vong và tàn phế nếu không được cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực.

 

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Mỡ trong máu cao và tăng huyết áp là hai nguyên nhân hàng đầu gây nhồi máu cơ tim. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên là giải pháp giúp phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn để có phương pháp xử lý kịp thời. Kiểm tra sức khỏe thường kỳ đặc biệt quan trọng đối với những người có yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường, tiền sử gia đình nhiều người bị nhồi máu cơ tim…

 

Loại bỏ các yếu tố nguy cơ
Thay đổi lối sống, giảm các yếu tố nguy cơ giúp chúng ta có được một trái tim khỏe mạnh. Cụ thể: Không hút thuốc lá, giữ cân nặng phù hợp, ăn ít chất béo, đường, tăng cường rau xanh, tập thể dục đều đặn, tránh căng thẳng lo âu, uống rượu vừa phải…

 

Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ
Với những bệnh nhân tim mạch hoặc đã có tiền sử nhồi máu cơ tim cần phải tuân thủ nghiêm ngặt việc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

 

Luyện tập thể thao thường xuyên là cách bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top