Căn bệnh huyết áp thấp thường xảy ra với những người có bệnh lý về tim hoặc người cao tuổi. Trên thực tế, nhiều người lo lắng và chú ý phòng tránh bệnh huyết áp cao mà quên rằng huyết áp thấp còn phổ biến hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ huyết áp thấp là gì và cách phòng tránh ra sao, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Huyết áp chính là áp lực được sinh ra trong quá trình đẩy máu khi tim bơm máu vào thành động mạch.
Khi tiến hành đo huyết áp, bệnh nhân sẽ thu được hai thông số, bao gồm:
Một người được chẩn đoán huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm trương < 60 mmHg và/hoặc huyết áp tâm thu < 90mmHg.
Nhiều người cho rằng, chỉ có huyết áp tăng cao mới gây ra những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm nhưng đó lại là một ý nghĩ sai lầm. Thực tế, hạ huyết áp làm ảnh hưởng nhiều và nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn, kèm theo những biến chứng khó lường.
Một số dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh huyết áp thấp:
Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đi thăm khám ngay để được kiểm tra chính xác.
Khi cơ thể được cung cấp không đủ máu và oxy, các bộ phận sẽ dần thoái hóa và chết đi, khiến huyết áp không được ổn định, bình thường.
Nước đi vào cơ thể làm tăng thể tích của máu. Nếu không cung cấp đủ lượng nước cần thiết có thể khiến áp lực của máu lên thành mạch giảm, gây tụt huyết áp.
Những mảng bám tích tụ ở thành mạch khiến sự lưu thông của máu gặp khó khăn, tắc nghẽn. Tim, cơ và các bộ phận khác không đủ máu, hoạt động co bóp diễn ra không bình thường gây ảnh hưởng đến huyết áp.
Cơ tim yếu khiến tim gặp khó khăn trong việc bơm máu, lực bơm máu không đủ để đưa máu đi nuôi cơ thể, dẫn đến huyết áp giảm.
Khi nhịp tim không bình thường, tâm thất có thể không nhận đủ lượng máu tối đa trước khi co bóp. Điều này khiến lượng máu đi đến động mạch và các bộ phận khác giảm dù tim đập nhanh.
Không nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết có thể khiến máu giảm cả về số lượng và chất lượng. Điều này khiến huyết áp bị tụt đột ngột.
Khi mang thai, nhất là trong 3 tháng giữa, hormon thai nghén Progesteron khiến thành mạch máu giãn, có thể gây tụt huyết áp.
Khi bị tụt huyết áp, cần xử lý theo các bước sau:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cơ thể được khỏe mạnh, phòng ngừa được nhiều căn bệnh, trong đó có tình trạng huyết áp hạ thấp.
Những lưu ý về thực đơn cho người bị huyết áp thấp:
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày với các bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, thiền, yoga cũng là một biện pháp giúp cải thiện huyết áp.
Thông thường, huyết áp giảm thấp không gây những biến chứng cấp cứu như huyết áp cao. Nhưng nếu tình trạng huyết áp thấp kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của toàn cơ thể. Đó là:
6.1. Suy giảm hệ thần kinh
Nếu không được cung cấp đủ máu, hệ thần kinh sẽ suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dinh dưỡng đến cơ quan như trong cơ thể. Nếu tình trạng hạ huyết áp kéo dài, các cơ quan thận, gan, tim, phổi đều có thể bị suy yếu.
Huyết áp thấp khiến cho người bệnh bị thiếu máu trong thời gian dài. Những người này có khả năng cao bị sa sút trí tuệ, trong đó phổ biến nhất là mất trí nhớ do Alzheimer.
Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng váng và ngất. Nguyên nhân là do não bộ không kịp thích nghi với tình trạng thiếu oxy bất ngờ. Ngất xỉu đột ngột có thể gây tai nạn nguy hiểm nếu người bệnh đang đứng trên cao, điều khiển phương tiện giao thông hay đi cầu thang…
Bệnh có thể gây tổn thương ốc tai khiến nhiều bệnh nhân bị giảm thính lực, thậm chí điếc.
Huyết áp giảm thường xuyên là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não. Theo các nghiên cứu, có 30% số người bị nhồi máu não và 25% số người bị nhồi máu cơ tim có nguyên nhân do huyết áp thấp.
Nếu thường hạ huyết áp, bạn nên đi khám để được điều trị sớm.
Mặc dù, tỉ lệ người có mắc bệnh này trong cộng đồng rất cao nhưng số người bệnh được chẩn đoán sớm – điều trị đúng, kịp thời lại chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu của huyết áp thấp có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị cũng như hạn chế các biến chứng và giảm tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra. Vì vậy, người bệnh hoặc người có nguy cơ mắc bệnh này nên khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên sâu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Việc điều trị dựa vào mức độ bệnh. Nếu không có triệu chứng, hoặc chỉ là triệu chứng nhẹ thì thường không cần phải điều trị. Nếu bạn có triệu chứng rõ rệt, phương pháp điều trị cần dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Các bác sĩ thường cố gắng giải quyết nguyên nhân gây bệnh, ví dụ như mất nước, suy tim, bệnh tiểu đường hoặc suy giáp. Nếu bạn gặp tình trạng tụt huyết áp là do thuốc, các bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc ngừng hoàn toàn loại thuốc đó.
Hi vọng qua bài viết trên đây bạn đã hiểu huyết áp thấp là gì? Đây là một căn bệnh không quá nghiêm trọng nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bạn cần chủ động thăm khám định kỳ hoặc khám khi thấy các triệu chứng để xác định đúng nguyên nhân và cách điều trị.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh