Nguy cơ bị vỡ tim do căng thẳng

Nghiên cứu về chứng TTS

Theo nghiên cứu cho thấy, hoạt động của các tế bào thần kinh trong vùng hạch hạnh nhân của não càng lớn thì tình trạng được gọi là hội chứng Takotsubo (TTS) có thể phát triển sớm hơn. Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng các biện pháp can thiệp để giảm hoạt động của não liên quan đến căng thẳng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển TTS; và chúng có thể bao gồm các phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc các kỹ thuật đặc hiệu để giảm căng thẳng.

TTS - còn được gọi là hội chứng vỡ tim - được đặc trưng bởi sự suy yếu tạm thời đột ngột của cơ tim khiến tâm thất trái của tim phình ra ở phần mỏm tim, tạo ra hình dạng giống như một cái bẫy bạch tuộc của Nhật Bản (Japanese octopus trap). Kể từ khi tình trạng tương đối hiếm gặp này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1990, các bằng chứng cho thấy rằng tình trạng này thường được kích hoạt bởi các trạng thái cảm xúc nghiêm trọng, chẳng hạn như đau buồn, tức giận hoặc sợ hãi, hoặc phản ứng với các sự kiện vui vẻ. Bệnh nhân bị đau ngực và khó thở, có thể dẫn đến đau tim và tử vong. TTS phổ biến hơn ở phụ nữ với chỉ 10% trường hợp xảy ra ở nam giới.

Nghiên cứu cho thấy rằng sự gia tăng hoạt động sinh học thần kinh liên quan đến căng thẳng trong hạch hạnh nhân xuất hiện nhiều năm trước khi tình trạng TTS xảy ra, có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh và có thể dự đoán thời gian xuất hiện của hội chứng. Căng thẳng trong hạch hạnh nhân cũng có thể khiến một ai đó gặp một đợt cấp của bệnh, và khi đó phản ứng căng thẳng lên đến đỉnh điểm. Các chuyên gia cũng xác định được mối quan hệ đáng kể giữa hoạt động não liên quan đến căng thẳng và hoạt động của tủy xương ở những người này. Kết hợp với nhau, phát hiện cung cấp hiểu biết sâu sắc về một cơ chế tiềm năng có thể góp phần vào sự kết nối giữa tim và não bộ.

Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 104 người có độ tuổi trung bình là 68 tuổi, 72% trong số đó là phụ nữ. Các bệnh nhân đã được chụp cắt lớp tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Boston, Mỹ) từ năm 2005 đến năm 2019. Hầu hết họ được chụp cắt lớp để xem mình có bị ung thư hay không và việc chụp cắt lớp cũng đánh giá hoạt động của các tế bào máu trong tủy xương. Các nhà nghiên cứu đã so sánh trùng khớp 41 người tiếp tục phát triển chứng TTS trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 5 năm sau khi xét nghiệm với 63 người không phát triển chứng bệnh. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tiếp tục phát triển chứng TTS có hoạt động của hạch hạnh nhân liên quan đến căng thẳng cao hơn so với ban đầu và so với những người sau đó không phát triển TTS. Hơn nữa, tín hiệu của hạch hạnh nhân càng cao, nguy cơ phát triển TTS càng lớn. Đáng chú ý là trong số 41 bệnh nhân phát triển TTS, 15% người có hoạt động hạch hạnh nhân cao nhất đã phát triển chứng TTS chỉ sau 1 năm.

 

Triển vọng nghiên cứu trong tương lai

Phát hiện bổ sung thêm bằng chứng về tác động bất lợi của sinh học liên quan đến căng thẳng đối với hệ tim mạch. Những phát hiện như trên đã nhấn mạnh nhu cầu nghiên cứu thêm về tác động của việc giảm căng thẳng hoặc can thiệp bằng thuốc nhắm vào những vùng não đặc biệt đối với sức khỏe tim mạch. Đồng thời, đối với một bệnh nhân bị căng thẳng mạn tính mức độ nặng, các bác sĩ lâm sàng có thể cân nhắc một cách hợp lý giảm căng thẳng mang lại lợi ích cho hệ tim mạch.

Quá trình căng thẳng gây ra chứng TTS chưa được hiểu rõ nhưng có thể liên quan đến một đa cơ chế của nhiều cơ quan, bắt đầu bằng việc kích hoạt các mô nhạy cảm với căng thẳng của não. Theo các chuyên gia, hạn chế của nghiên cứu bao gồm việc nó là một nghiên cứu hồi cứu đơn, chủ yếu bao gồm các bệnh nhân được chẩn đoán ung thư - một yếu tố nguy cơ TTS đã biết - có thể gây hạn chế tính tổng quát của các phát hiện trong nghiên cứu. Đồng thời, nghiên cứu cũng không thể đo lường những thay đổi tức thời trong hoạt động của não khi phản ứng với một sự kiện căng thẳng dẫn đến TTS và do đó, không thể trực tiếp chỉ ra mối quan hệ nhân quả. Đo lường những thay đổi trong hoạt động ở các vùng khác của não cũng không được xem xét, nơi cũng có thể đóng một vai trò nào đó trong việc gây ra chứng bệnh.

 

Tổng kết

Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa căng thẳng trí não và bệnh tim mạch. Vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ những nguy cơ mức độ ảnh hưởng tương tác, song điều này mở ra những hướng nghiên cứu đầy tiềm năng trong tương lai.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top