Khoảng 80% lượng cholesterol của cơ thể được sản xuất bởi gan, 20% còn lại đến từ chế độ ăn. Nếu lượng cholesterol ngoại sinh ít thì cơ thể tự sản xuất bù và ngược lại.
Trái với quan niệm của nhiều người, cholesterol không phải là một phân tử cực kỳ quan trọng và cần thiết cho sức khỏe con người. Cholesterol là một chất béo quan trọng, nó không di chuyển một cách tự do trong máu để đi từ chỗ này qua chỗ khác. Cơ chế di chuyển cholesterol rất phức tạp nên bạn có thể tạm hiểu như sau: lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL) trong gan bạn được ví như một chiếc thuyền vận chuyển cholesterol và triglycerid qua máu đến các mô cơ quan.
Các VLDL sẽ cập cảng và được nhận biết bởi những thụ thể chuyên biệt (receptor) như một chiếc khóa cảng cho phép cholesterol và triglycerid đi qua và vào trong mô để làm nhiệm vụ giải phóng năng lượng hoặc tham gia vào cấu tạo chất nào đó. Nhưng điều đặc biệt ở đây là lượng triglycerid cao không có nghĩa là bạn ăn nhiều chất béo mà là do lượng carbonhydrat tinh quyết định.
Khi triglycerid rời bỏ VLDL để làm nhiệm vụ của nó ( giải phóng năng lượng, dự trữ chất béo nếu bạn không sử dụng đến) các VLDL được biến thành LDL (lipoprotein tỷ trọng thấp)- chính là cholesterol xấu mà hay được nhắc đến.
Trái với LDL, Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) là một cholesterol tốt bởi loại cholesterol này hoạt động như một quản lý chuyên nghiệp, giúp bảo vệ LDL khỏi bị ô xi hóa và hỗ trợ vận chuyển triglycerid và cholesterol vào tế bào. ở người khỏe mạnh, LDL được tái hấp thu bởi gan cứ sau hai ngày ở nơi mà cholesterol này bị phá vỡ phân tử và được tái chế lại. Quá trình này bị ảnh hưởng bởi chính những thực phẩm không lành mạnh mà bạn ăn vào.
Theo quy luật trên, một chế độ độ ăn nhiều đường có thể phá hủy quá trình trên và làm tăng lượng LDL tự do, khiến cho lợi ích của HDL sụt giảm, lượng triglycerid và tổng lượng cholesterol sẽ tăng lên mạnh mẽ gây ra tình trạng mỡ máu ( tăng cholesterol máu) hoặc gan nhiễm mỡ. Tình trạng này kéo dài sẽ hình thành nên các mảng xơ vữa trong lòng mạch và hậu quả kết thúc bằng một cơn đau tim.
Theo tiến sỹ Thomas Dayspring- một chuyên gia chuyên nghiên cứu về cholesterol ở Mỹ, một cơn đau tim có thể diễn ra bởi tình trạng kháng insulin. Chuyên gia này cũng nhấn mạnh vào việc: LDL gần như không phải là một chỉ số dự báo chính xác các vấn đề tim mạch.
Mối liên quan giữa chức năng chuyến hóa chất béo và độ nhạy insulin của cơ thể sẽ giải thích tại sao và như thế nào về việc trên.
Nói cách khác, với những cơ thể có hay không có rối loạn chuyển hóa chất béo thì đều cần những chất béo lành mạnh để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật và tăng cường miễn dịch. Mấu chốt của sự khác biệt giữa hai nhóm người này là sự nhạy cảm với insulin.
Nếu như bạn thuộc nhóm kháng insulin thì những chỉ số sinh học thông báo cho bạn biết bạn có nguy cơ bị bệnh tiểu đường và tim mạch là xét nghiệm đường huyết lúc đói, tỷ số triglycerid – HDL và chỉ số HbA1c.
Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra cụ thể như sau: nồng độ Adiponectin (hóc môn được tế bào mỡ adipocyte sản xuất ra,làm tăng mức độ nhạy cảm với insulin) và các đại thực bào có thể dự đoán được gần 100% kiểu béo phì. Nghĩa là bạn thuộc loại báo phì nhạy cảm với insulin hay béo phì kháng insulin.
Điều gì khiến một người thuộc nhóm nhạy cảm với insulin hay kháng insulin? Điều đó nằm ở chế độ ăn hàng ngày. Những gì bạn ăn, về mặt cơ bản là sẽ quyết định đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên cũng có những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc kháng insulin như : hút thuốc, gen, ngủ không đủ, lười vận động, stress, dầu thực vật chứa nhiều omega 6, thiếu vitamin D (thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời), lối sống tĩnh tại, thiếu omega 3
Hơn hết vẫn là một chế độ ăn quá nhiều tinh bột tinh (tổng lượng carbonhydrat kể cả chất xơ) sẽ thiết lập một cách tự động việc tăng mức insulin cơ thể lên cao để ổn định đường huyết của cơ thể. Khi quá trình này diễn ra một cách thường xuyên, các mô mỡ của bạn bị “nhờn” mất khả năng truyền tín hiệu khiến cơ thể bạn sản xuất insulin ít đi dẫn đến tình trạng kháng isnulin.
Trong khi glucose được hầu hết các tế bào sử dụng thì fructose lại khác, chúng được gan đóng gói lại và chờ cho đến khi nào cơ thể cần huy động năng lượng thì sẽ được phân cắt thành glucose cho tế bào sử dụng. Fructose chuyển hóa tương tự như rượu, do vậy chúng cũng gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ ở những người không lạm dụng rượu. Một lượng nhỏ fructose không thành vấn đề, nhưng nếu như lượng lớn trong một thời gian dài sẽ gây ra tình trạng kháng insulin.
Cuối cùng, lượng đường máu cao sẽ là nguyên nhân khiến tuyến tụy từ chối sản xuất insulin và việc nhạy cảm insulin quá mức sẽ khiến các tế bào mô mỡ ngưng gửi tín hiệu thu nạp đường. Hậu quả là gan của bạn sẽ giải phóng glucose vô tội vạ ngay cả khi bạn không ăn và cuối cùng đường huyết của bạn thực sự tăng.
Một số chỉ số nói lên bạn bị rối loạn chuyển hóa đó là:
Chỉ cần bạn có ba trong số 5 chỉ số trên là đủ có thể kết luận bạn rối loạn chuyển hóa và đó là một trong những tiền đề để khiến bạn mắc các bệnh mạn tính khác như xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, gout, ung thư, đột quỵ, tiểu đường, thậm chí là Alzheimer, viêm khớp và nhiều bệnh khác.
Kháng insulin và hoặc nhạy cảm với insulin khiến cho gan bị nhiễm mỡ khiến việc trao đỏi chất béo bị rối loạn dẫn đến lắng đọng cholesterol ở thành mạch gây ra xơ vữa động mạch. Bản thân lượng đường huyết cao cũng là con đường cơ giới hình thành mảng xơ vữa.
Tăng huyết áp cũng là một ảnh hưởng khác của việc kháng insulin. Các mảng xơ vữa sinh ra, khiến máu lưu thông khó khăn hơn đặt nhiều áp lực lên việc bơm máu của tim cũng như co bóp của thành mạch.
Kháng insulin cũng thúc đẩy quá trình viêm. Nhiễm mỡ nội tạng khiến giải phóng ra nhiều cytokin và các phân tử gây viêm hệ thống khác.
Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim mạch. Bên cạnh những yếu tố lối sống cũng góp phần đẩy nhanh quá trình này hơn khiến cho bạn dễ mắc bệnh tim mạch hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh