✴️ Cấp cứu cơn đau quặn thận cấp

Nội dung

I. CHẨN ĐOÁN :

1. Lâm sàng :

- Đau bụng thường là 1 bên đau dữ dội, đau lan xuống bộ phận sinh dục ngoài nếu sỏi vùng thấp. Vị trí đau phụ thuộc vào vị trí sỏi và sự di chuyển của sỏi.

- Đái máu đại thể , vi thể hoặc có thể không có.

- Dấu hiệu biến chứng : ứ nước bể thận, viêm bể thận.

2. Cận lâm sàng :

- Xquang hệ tiết niệu KCB có thể phát hiện sỏi cản quang, không chỉ định cho phụ nữ có thai

- Siêu âm hệ tiết niệu : lựa chọn đầu tay tuy nhiên có thể không thấy nếu sỏi bé ở vùng thấp.

CT hệ tiết niệu không cản quang : lựa chọn số 1 để xác định vị trí và kích thước của sỏi, có thể thay thế cho cả XQ và SA, có thể tiêm thuốc cản quang để đánh giá độ ngấm thuốc của thận.

- XN nước tiểu có thể thấy hồng cầu niệu

3. Chẩn đoán phân biệt :

- Chửa ngoài tử cung vỡ

- Vỡ phình động mạch chủ bụng

- Tắc ruột cấp

- Viêm ruột thừa

- Nhồi máu thận : chụp CLVT để xác định

 

II. ĐIỀU TRỊ :

1. Giảm đau :

- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid

- Thuốc chống co thắt ; Buscopan 10mg TTM, Nospa 40mg TTM hoặc TB

Nếu không đỡ đau, Morphin TTM , nhắc lại sau 10 phút nếu còn đau 

2. Thuốc kháng sinh:

Nếu sốt hoặc bạch cầu niệu hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn tiết niệu: Ciprofloxacin 200mg TTM x 2 lọ/ ngày hoặc ceftriaxon 2g TM/ ngày nếu bệnh nhân có chống chỉ định với Quinolon

3. Hội chẩn chuyên khoa ngoại tiết niệu cấp cứu nếu :

- Thận đơn độc , sỏi niệu quản cả 2 bên.

- Biến chứng : sốt, suy thận , vô niệu. hình ảnh ngấm thuốc cản quang quanh thận, hình mờ lớp mỡ quanh thận, phù nề quanh niệu quản , viêm thận – bể thận , thận ứ mủ, áp xe , chậm tiết, thận câm.

- Sỏi > 7mm

- Đau không khống chế được bằng thuốc

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top