1. ĐẠI CƯƠNG:
Trong thân và vỏ quả dứa có chứa Bromelain là một tổ hợp gồm nhiều enzyme tiêu Protein (Proteolytic) như: Ananase, Bromelin, Infamen, Traumanase và các enzyme có tính kháng viêm như Peroxydase, Photphatase, enzym ức chế Protease và các Calci hữu cơ.
- Vì bản chất là protein nên có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người có cơ địa dị ứng thông qua IgE, thậm chí có thể sốc phản vệ và nguy hiểm tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thờ.
- Bromelain không bị mất đi khi quả chín nhưng lại bị biến tính và bất hoại ở nhiệt độ trên 650C. Do vậy người bị dị ứng dứa khi ăn quả tươi nhưng sau khi dứa được chế biến và nấu chín thì lại có thê ăn được.
2. NGUYÊN NHÂN:
- Dị ứng với Bromelain trong dứa thưởng xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng hoặc nhạy cảm với thứ căn từ trước. Những người không có cơ địa dị ứng có thể có triệu chứng nhưng rất nhẹ và thoáng qua như cảm giác ngứa tại chỗ..
- Những trường hợp sốc phản vệ thường xảy ra ở người đã biết dị ứng dứa từ trước nhưng vẫn tiếp tục ăn dứa do cố ý hoặc lẫn vào trong thức ăn mà không biết.
3. CHẨN ĐOÁN:
3.1. Lâm sàng:
Ngay sau khi ăn dứa có cảm giác lạ trong miệng sau đó là ngứa miệng, sẩn ngứa có thể xuất hiện quanh miệng hoặc toàn thân và lan ra rất nhanh.
- Da: xung huyết đỏ hoặc nổi ban sẩn dị ứng dạng nốt hoặc dảng mảng, có thể tái lạnh nếu rơi vào tình trạng sốc phản vệ.
- Niêm mạc: ngứa, phù nề: niêm mạc miệng, kết mạc mắt, phù mi mắt, có thể biểu hiện phù mặt kiểu phù Quincke.
- Tiêuhóa:cóthểđauquặnbụngkiểucothắt,ỉachảycóthểgặp.
- Phổi: các trường hợp nặng có thể gây co thắt phế quản, nghe phổi có rale rít rale ngáy, SpO2tụt. Tim mạch mạch nhanh, huyết áp tụt trong trường hợp sốc phản vệ. Người bệnh có cảm giác khó chịu mệt mỏi, hoảng sợ trước đó. Có thể vật vã, hôn mê nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
3.2. Xét nghiệm:
- Nói chung chẩn đoán dị ứng dứa là chẩn đoán dựa vào lâm sàng.
- Các xét nghiệm chỉ sử dụng trong các trường hợp nặng có suy hô hấp hoặc sốc phả vệ để theo dõi điề trị như: Xquang phổi, khí máu động mạch, điện giải,đường máu, ure, creatinin, AST,ALT.
3.3. Chẩn đoán xác định:
- Chẩn đoán dị ứng dứa: khi có bất kể triệu chứng nào kể trên sau ăn dứa.
- Chẩn đoán sốc phản vệ do Bromelain trong dứa: khi có biểu hiện dị ứng kèm theo tụt huyết áp dưới 90/60 mmHg.
3.4. Phân loại mức độ:
- Mức độ nhẹ: nếu dị ứng biểu hiện đơn thuần trên da, niêm mạc.
- Mức độ nặng: nếu có co thắt khí phế quản, phù nề thanh môn gây khó thở.
- Mức độ rất nặng: nếu có sốc phản vệ.
3.5. Chẩn đoán phân biệt:
- Chẩn đoán phân biệt với dị ứng với một loại thức ăn khác hoặc thuốc khác nếu ăn nhiều loại thức ăn hoặc đang dùng thuốc điều trị.
- Phân biệt với các bệnh có ban đỏ trên da: viêm da cơ đia, viêm da tiếp xúc, nấm da, bệnh tự miễn.
- Các bệnh có co thắt khí phê quản: cơn hen phế quản, đợt cấp COPD, dị vật đường thở.
- Các bệnh lý gây tụt huyết áp: suy tim cấp, phù phổi, viêm cơ tim…
4. ĐIỀU TRỊ:
4.1. Đảm bảo hô hấp tuần hoàn:
- Nếu bệnh nhân có khó thở:
+ Nằm đầu cao.
+ Thở oxy kính mũi hoặc mask có túi nếu khó thở nhiều.
+ Khí dung thuốc giãn phế quản, Corticoid: Salbutamol (Ventolin), Pulmicort, Budesonide (Pulmicort ),…khi có co thắt phế quản.
+ Truyền thuốc giãn phế quản nếu không đáp ứng giãn phế quản đường khí dung.
+ Nếu suy hô hấp do phù nề thanh môn nặng hoặc co thắt phế quản nặng không đáp ứng thuốc: đặt ống nội khí quản, thông khí nhân tạo.
- Nếu có sốc phản vệ: xử trí theo phác đồ sốc phản vệ của Bộ Y tế: Adrenalin tiêm bắp 0,3-0,5 mg/lần, lặp lại sau 5- 15 phút. Nếu không đáp ứng sau có thể dùng đường truyền tĩnh mạch liên tục với liều 2-10mcg/phút.
4.2. Thuốc:
- Diphenhydramin(Dimedrol):10mg/lần tiêm bắp, tối đa 50-80mg/24 giờ
- Corticoid: Methylprednisolon nếu kháng Histamine không hiệu quả: 1- 2mg/kg tiêm tĩnh mạch, có thể đến 125 mg/lần. lặp lại nếu cần thiết.
4.3. Các biện pháp hạn chế hấp thu:
- Gây nôn:
+ Nếu vừa ăn xong có triệu chứng dị ứng đặc biệt ở những người đã có tiề sử dị ứng dứa từ trước có thể gây nôn bằng siro Ipeca.
+ Liều dùng: Người lớn: 15-30ml, trẻ em 1-12 tuổi 5ml, trên12 tuổi dùng liều như người lớn.
+ Chống chỉ định nếu rối loạn ý thức hoặc suy hô hấp vì làm tăng nguy cơ sặc phổi.
- Than hoạt tính:
+ Nếu đến sớm trước 6 giờ có thể cho than hoạt với liều 1 g/kg cân nặng uống kèm Sorbitol với liều gấp đôi liều than hoat.
+ Chống chỉ định nếu rối loạn ý thức, suy hô hấp hoặc trẻ nhũ nhi vì nguy cơ viêm phổi do sặc than hoạt.
4.4. Các biện pháp tăng cường đào thải:
- Chưa có nghiên cứu nào về than hoạt đa liều cũng như các biện pháp lọc máu trong điều trị dị ứng dứa do vậy các biện pháp này nói chung không được khuyến cáo.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG:
- Dị ứng dứa thường xảy ra nhanh ngay sau khi ăn nên nói chung dễ được phát hiện.
- Triệu chứng thường nhẹ với các biểu hiện trên da và niêm mạc. triệu chứng hết nhanh sau khi dùng kháng Histamine và Corticoid.
- Các trường hợp nặng có suy hô hấp hoặc sốc phản vệ nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
6. DỰ PHÒNG:
-Trẻ em khi ăn với dứa lần đầu nên ăn với số lượng ít và được bố mẹ theo dõi sát các dấu hiệu dị ứng ở trên.
- Những người dị ứng dứa không ăn dứa chưa qua chế biến. Nếu nấu chín kỹ Bromelain biến tính có thể ăn được mà không có triệu chứng.
- Khi bị dị ứng nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
- Nếu nghi ngờ sốc phản vệ phải được tiêm Adrenalin ngay lập tức theo hướng dẫn của bộ y tế.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh