✴️ Điều trị sốt, giảm bạch cầu trên bệnh nhân ung thư có hóa xạ trị

Nội dung

+ Nguyên tác sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm như:

- Nếu bệnh nhân đang hóa xạ trị có biểu hiện sốt giảm bạch cầu nên được điều trị ngay lập tức với kháng sinh phổ rộng.

- Lựa chọn kháng sinh ban đầu dựa vào:

+ Bệnh sự bệnh nhân, tiền sử dị ứng.

+ Các triệu chứng, dấu hiệu nghi ngờ tổn thương ở cơ quan nào đó, kháng sinh đã được dùng gần đây.

+ Kết quả cấy máu và những hiểu biết về các tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện.

-Lý tưởng nhất là dùng kháng sinh diệt khuẩn, phổ rộng, đường tĩnh mạch. Đối với bệnh nhân nặng cần phối hợp đa kháng sinh.

+ Cụ thể như:

- Thường sử dụng đầu tay đơn trị liệu với cephalosporin hoặc carbapenem: Ceftriaxone 1g, Ceftazidim (Cefozim 1g, Cefepime 1g) tiêm tĩnh mạch 2-4g/ngày hoặc Tienam 1g, Prepenem 1g tiêm tĩnh mạch 2-4g/ngày.

- Phối hợp với nhóm aminoglycosid hoặc fluoroquinolone để diệt vi khuẩn gram âm hiệu quả hơn như: Amikacin 0,5g, Itamedkacin 0,5g truyền tĩnh mạch 1g/ngày hoặc Ciprobay 0,2g truyền tĩnh mạch 2 lần/ngày, Tavanic 0,5g truyền tĩnh mạch 1 lần/ngày.

- Nên giảm liều kháng sinh ở bệnh nhân suy thận (tính liều theo mức lọc cầu thận).

-  Trong một số nhiễm trùng nghi ngờ do tụ cầu như: nhiễm trùng da, cơ, niêm mạc hoặc ống thông cần phối hợp thêm: vancomycine 0,5g truyền tĩnh mạch 2-4g/ngày hoặc linezolid uống 1-2 viên/ ngày.

+ Thời gian điều trị kháng sinh:

- Nếu xác định được ổ nhiễm trùng, kháng sinh cần được duy trì chuẩn, tương ứng với tác nhân gây bệnh cụ thể và vị trí ở nhiễm trùng, có thể kéo dài 7-10 ngày, thậm chí đến 14 ngày.

- Nếu không rõ nguồn gốc nhiễm trùng, thời gian dùng kháng sinh phụ thuộc vào tình trạng giảm sốt và hạ bạch cầu, nên dừng kháng sinh khi bạch cầu trung tính > 5000 G/l, bệnh nhân hết sốt. Bệnh nhân đã hạ sốt nhưng bạch cầu vẫn thấp thì nên dùng kháng sinh đủ 14 ngày.

-  Phối hợp điều trị chống nấm theo kinh nghiệm đối với bệnh nhân hạ bạch cầu không rõ ổ nhiễm trùng mà sốt kéo dài trên 5 ngày mặc dù dùng kháng sinh phổ rộng. Thuốc chống nấm như: Fluconazol (Difflucan 150mg uống 1-2 viên/ngày, hoặc Mycosyt 200mg truyền tĩnh mạch 1 lần/ngày).

- Thay ống thông và tháo bỏ buồng truyền nếu nghi ngờ nhiễm trùng.

- Sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ sau đó.

+ Thuốc kích thích tăng sinh bạch cầu: Neulastim (Pegfilgrastim), Neupogen (Filgrastim): Leucokin 300microgam, leucostim 300microgam… tiêm dưới da 1-2 ống/ngày, có vai trò quan trọng trong việc dự phòng và điều trị hạ bạch cầu do hóa xạ trị.. các mức độ dự phòng như:

Dự phòng cấp 1: bệnh nhân có nguy cơ biến chứng cao khi hạ bạch cầu trung bình kéo dài hoặc có một trong các yếu tố sau đây có thể được chỉ định:

  • Tuổi 65 tuổi trở lên
  • Thể trạng yếu
  • Đã từng bị sốt hạ bạch cầu
  • Liều xạ lớn hoặc hóa xạ đồng thời
  • Suy giảm tế bào máu do xâm lấn tủy xương
  • Tình trạng dinh dưỡng kém
  • Vết thương hở hoặc đang nhiễm trùng
  • Ung thư tiến triển hoặc có bệnh lý nội khoa nặng kèm theo.

Dự phòng cấp 2: Tùy theo mục đích điều trị là triệu chứng hay triệt căn để chó chỉ định cho hợp lý. Đối với bệnh nhân có tiền sử hạ bạch cầu trước đó và mục đích điều trị triệu chứng, nên giảm liều hoạch giãn cách liều. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đang điều trị triệt căn thì nên sử dụng thuốc kích thích tăng sinh bạch cầu trong dự phòng thứ cấp hơn là giảm liều.

+ Truyền khối bạch cầu: chỉ định truyền khối bạch cầu cùng nhóm khi việc sử dụng thuốc kích thích bạch cầu không hiệu quả mà tình trạng lâm sàng tiến triển nặng lên. Cần hết sức thận trọng với nguy cơ phản ứng phản vệ có thể xảy ra khi áp dụng phương pháp này.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top