I. ĐẠI CƯƠNG:
Thân xương cánh tay là vùng xương từ bờ trên chỗ bám cơ ngực lớn đến vùng trên lồi cầu cánh tay
Hiểu rõ về giải phẫu của chi trên để có cách điều trị thích hợp cho gãy thân xương cánh tay
Quỵết định điều trị dựa trên lọai gãy, vị trí gãy, chấn thương đi kèm, tuổi và tình trạng tòan thân của bệnh nhân
* NGUYÊN NHÂN CƠ CHẾ CHẤN THƯƠNG:
Gãy thân xương cánh tay thường xãy ra do lực tác động trực tiếp: té, tai nạn giao thông hay chấn thương dập nát do máy.
Chấn thương gián tiếp như té chống khuỷu hay cánh tay dạng, họăc gãy do co cơ.
Kiểu gãy điển hình của thân xương cánh tay là chỗ nối 1/3 giữa dưới. Gãy thân xương cánh tay thay đổi theo bản chất và mức độ của chân thương. Lực uốn cong gây ra đường gãy ngang ở thân xương, lực xé gây ra đường gãy xoắn. Sự kết hợp lực uốn cong và xé gây ra đường gãy chéo, và có thể có mãnh thứ ba.
Di lệch gập góc của các đọan gãy phụ thuộc vào lực gãy, vị trí gãy và lực kéo của cơ.
* PHÂN LỌAI:
Vị trí đường gãy, hướng đường gãy, cơ chế chấn thương, chất lượng xương, tuổi của bệnh nhân hữu ích trong phân lọai gãy xương.
Phân lọai AO chia thành type A, B và C: gãy đơn giản, gãy có mãnh thứ 3 và gãy phức tạp. Gãy đơn giản chia thành type nhỏ dựa trên đừơng gãy: xoắn, chéo ngắn, và ngang. Gãy có mãnh thứ 3 chia thành mãnh thứ 3 xoắn hay gãy đọan. Gãy phức tạp: gãy xoắn phức tạp, gãy đọan.
Phân lọai gãy hở nên phân biệt do vật không sắc nhọn gây ra hay do cơ chế xuyên thủng gây ra. Tiêu chuẩn của Gustilo thường được sử dụng trong phân lọai gãy hở thân xương cánh tay do vật cùn gây ra.
II. CHẨN ĐOÁN:
Lâm sàng:
Chẩn đóan dễ dàng khi gãy hòan tòan và có di lệch: biến dạng ngắn chi, tiếng lạo xạo và cử động bất thường ở ổ gãy
Chẩn đóan khó hơn trong gãy không hòan tòan hay gãy không di lệch.
Cần khám tòan thân để tìm tổn thương đi kèm. Khám đánh giá biến chứng mạch máu thần kinh đi kèm
X – quang: cần chụp 2 bình diện thẳng và nghiêng và lấy rõ qua 2 khớp vai và khuỷu.
II. ĐIỀU TRỊ:
Các yếu tố tiên lượng đến gãy thân xương cánh tay. Lọai gãy: chéo hay xoắn dễ liền hơn gãy ngang và gãy đọan.Gãy gần khớp vai hay khớp khuỷu ảnh hưởng đến kết quả điều trị do phụ thuộc vào mức độ tổn thương phần mềm nâng đỡ khớp.Gãy hở có khuynh hướng liền xương chậm hơn do nguy cơ nhiễm trùng, viêm xương
Điều trị được chia thành bảo tồn và phẫu thuật. Điều trị bảo tồn cho kết quả tốt trong hầu hết các trường hợp. Điều trị bảo tồn được chỉ định cho hầu hết các trường hợp gãy kín ngọai trừ: Gãy không vững (gập góc >150); đa thương: chấn thương cột sống, gãy xương chi dưới, gãy nhiều xương dài; gãy xương bệnh lý; gãy xương cánh tay 2 bên; tổn thương động mạch cánh tay; tổn thương đám rối cánh tay
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN: bột treo, bột chữ U, bột ngực vai cánh tay, nẹp cánh tay dạng, kéo liên tục qua mỏm khủyu. Tập phục hồi chức năng ngay sau chấn thương là thật sự cần thiết, Các phương tiện bất động xương gãy được áp dụng sao cho các khớp có thể tập chủ động. Các nẹp chức năng giúp cho giảm thiểu cứng các khớp lân cận. Khi bệnh nhân được bó bột treo cần hướng dẫn bệnh nhân tập ngay các khớp bàn ngón tay, khớp vai. Sau khi bệnh nhân được bỏ bột, hoặc kéo liên tục cần được hướng dẫn tập vật lý trị liệu để lấy lại lực và tầm vận động của các khớp.
ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT:
Gãy hở:
Điều trị gãy hở xương cánh tay giống như điều trị gãy hở các xương dài khác: cắt lọc vết thương xương và phần mềm, kháng sinh truyền tĩnh mạch.
Đóng kín vết thương kỳ đầu khi bệnh nhân dến sớm trong vòng 6 – 8 giờ sau chấn thương. Nếu bệnh nhân đến sau 8 – 12 giờ, vết thương rộng lớn nguy cơ nhiễm trùng cao thì để hở vết thương và khâu da kỳ 2 sớm sau 5 – 7 ngày.
Sự lựa chọn kết hợp xương bên trong phụ thuộc vào sự đánh giá và kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Cố định ngoài là lựa chọn tốt trong các trường hợp gãy hở.
Gãy kín:
Chỉ định phẫu thuật: điều trị bảo tồn thất bại, bệnh nhân đa thương( chấn thương đầu, cột sống, gãy khung chậu, gãy xương chi dưới), gãy xương cánh tay 2 bên, gãy cánh tay và cẳng tay cùng bên, gãy cánh tay có tổn thương động mạch cánh tay hay tổn thương thần kinh quay, gãy xương bệnh lý
Phương tiện kết hợp xương :
VI. PHÒNG BỆNH
- Tuyên truyền và giáo dục trong cộng đồng về luật giao thông và lao động.
- Cần giáo dục học sinh trong các trường phổ thông cơ sở nguyên nhân gây gãy xương để hạn chế các tai nạn xảy ra trong sinh hoạt và trong học đường.
- Cần giáo dục cộng đồng sơ cứu tại chỗ tốt các trường hợp gãy xương để hạn chế các biến chứng trong gãy xương.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh