1. KHÁI NIỆM
HIV (Human immunodeficiency virus) là virus gây suy giảm miễn dịch ở người, tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể, tiêu hủy dần các tế bào miễn dịch tạo thuận lợi cho các nhiễm trùng cơ hội, rối loạn thần kinh, và các khối u gây tử vong cho người bệnh.
AIDS (acquired immunodeficiency syndrom): hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là hội chứng nặng nề, giai đoạn muộn của bệnh do HIV gây nên.
Các phương thức lây truyền:
2. CHẨN ĐOÁN
Các giai đoạn lâm sàng: 4 giai đoạn
Xét nghiệm:
Các phương cách xét nghiệm HIV tại Việt Nam, phụ thuộc vào mục tiêu:
Chẩn đoán HIV ở trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.
Tất cả trẻ em này xét nghiệm phát hiện kháng thể đều cho kết quả dương tính.
Kháng thể HIV của mẹ tồn tại lâu dài ở trẻ nhỏ, với trẻ không bị nhiễm HIV, lượng kháng thể này mất dần và sẽ hết vào tháng 9 đến trước 18 tháng tuổi. Trẻ ≥18 tháng tuổi, xét nghiệm kháng thể dương tính theo phương thức III nghĩa là trẻ đã bị nhiễm HIV. Chẩn đoán bằng xét nghiệm trực tiếp HIV PCA-AND để phát hiện tiền virus ở trẻ 6 tuần tuổi có hiệu quả cao.
3. CÁC CAN THIỆP LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON: 4 thành tố
3.1. Sử dụng thuốc kháng retrovirus
Mục tiêu: giảm tải lượng virut ở người mẹ và giảm sự phơi nhiễm của thai.
Điều trị phòng lây truyền mẹ con (LTMC): sử dụng ngắn hạn ARV giảm lây truyền HIV mẹ-con. Nguyên tắc: điều trị ARV càng sớm càng tốt..
Điều trị bệnh: sử dụng lâu dài ARV do sức khỏe người mẹ (TCD4 ≤ 350 tế bào /mm3 không phụ thuộc giai đoạn lâm sàng; hoặc giai đoạn lâm sàng 3, 4, không phụ thuộc TCD4) và cũng có tác dụng dự phòng LTMC.
Phác đồ phòng LTMC (Bộ y tế, ban hành ngày 2/11/2011):
3.2. Các can thiệp sản khoa trong giai đoạn chuyển dạ và sinh con
Mục đích: giảm tối đa sự phơi nhiễm của thai nhi với HIV từ các dịch cơ thể của mẹ, và các yếu tố nguy cơ LTMC.
- Tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn chung. Sát khuẩn đường sinh dục trong quá trình đỡ đẻ bằng dung dịch Chlorua de Benzalkonium hay Chlorhexidin 0,2.
- Cán bộ y tế đảm bảo cuộc chuyển dạ và sinh con an toàn, nhiệt tình, chu đáo không kỳ thị, phân biệt đối xử.
Hạn chế tối đa thủ thuật gây tổn thương da và niêm mạc cho mẹ và con khi chuyển dạ (không bấm ối sớm, Forceps, giác hút, đặt điện cực vào đầu thai nhi, không cắt TSM quá sớm để hạn chế chảy máu).
Mổ lấy thai: mổ lấy thai chủ động hoặc trước khi vỡ ối có thể làm giảm nguy cơ lây truyền mẹ con từ 50-80% khi phối hợp với ARV. Do nguy cơ của phẫu thuật, không khuyến cáo mổ lấy thai hệ thống cho sản phụ nhiễm HIV. Bộ Y Tế quy định “chỉ mổ lấy thai khi có chỉ định sản khoa”.
- Trạm y tế xã không có khả năng điều trị dự phòng ARV cho mẹ và sơ sinh khi chuyển dạ và sau đẻ do vậy cần giới thiệu sản phụ nhiễm HIV tới các cơ sở sản khoa (tối thiểu tuyến huyện) có cung cấp dịch vụ PLTMC.
3.3 Can thiệp sau sinh
Chăm sóc sản khoa: theo dõi hậu sản, co hồi tử cung, chảy máu, nhiễm trùng
Điều trị dự phòng lây truyền HIV tiếp tục theo phác đồ
Tư vấn và giới thiệu chuyển tiếp đến cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS và khẳng định tình trạng nhiễm HIV. Tư vấn phương thức nuôi con an toàn.
3.4 Chăm sóc sơ sinh:
Cắt rốn sớm ngay sau đẻ, càng sớm càng tốt.
Tắm ngay sau khi cắt rốn hoặc lau khô dịch trên người trẻ bằng khăn mềm, dễ thấm nước, hạn chế lau và kỳ trên bề mặt da.Hạn chế hút dịch ở đường mũi - hầu - họng, bằng các loại sonde mềm, áp lực <100mmHg hoặc dùng bóng hút, thao tác nhẹ nhàng,tránh tổn thương mũi họng,
Trẻ sơ sinh sau đẻ tốt nhất phải được dự phòng ARV trước 72h.
Khi xuất viện cần giới thiệu đưa trẻ đến các cơ sở nhi khoa khi trẻ được 6 tuần tuổi, dùng thuốc dự phòng các bệnh nhiễm trùng khác, theo dõi và xét nghiệm cho đến khi khẳng định tình trạng HIV, đồng thời với việc theo dõi tăng trưởng và tiêm chủng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh