I. CHẨN ĐOÁN :
1. Chẩn đoán xác định:
- Lâm sàng : đau bụng thượng vị có tính chất chu kì.
- Nội soi ống mềm đường tiêu hóa trên được coi là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất. có nhiều ưu điểm hơn so với Xq dạ dày:
+ Mô tả hình ảnh ổ đaloét
+ Sinh thiết H.pylori: test urease, qua mô bệnh học.
+ Sinh thiết cạnh ổ loét làm mô bệnh học nếu nghi ngờ ung thư
+ Các giai đoạn của loét dạ dày- hành tá tràng trên nội soi :
a. Giai đoạn hoạt động : hình tròn, oval, hoặc hình kì dị, thường kích thước < 1cm, bờ rất phù nề, phủ bởi fibrin, màu hơi lục hoặc vàng, trắng, đáy có giả mạc trắng hoặc nhìn thấy mạch.
b. Giai đoạn lành ổ loét: bờ ổ loét gồ lên và ít đều hơn, sung huyết nhiều từ ngoại vi đến trung tâm ổ loét, sợi tơ huyết phủ đáy ổ loét, đáy ổ loét màu hơi đỏ.
c. Giai đoạn liền sẹo: điểm trắng, teo niêm mạc, nếp niêm mạc hội tụ vào trung tâm sẹo.
Nếu có chống chỉ định nội soi ống mềm, có thể nội soi bằng viên nang.
2. Chẩn đoán biến chứng :
- Xuất huyết tiêu hóa
- Thủng dạ dày hành tá tràng
- Rò vào các tạng xung quanh ( đường mật, ruột non, tụy, đại tràng…)
- Hẹp môn vị
II. ĐIỀU TRỊ:
1. Nhóm thuốc kháng acid
Là các thuốc có chứa nhôm hoặc calci, magnesi hydroxit, có tác dụng trung hòa acid không ảnh hưởng đến bài tiết dịch vị cũng như pepsin, 1-3 h sau bữa ăn và đi ngủ.
2. Nhóm ức chế thụ thể histamine H2
ƯU điểm của thuốc này là rẻ tiền, an toàn nhưng khả năng ức chế acid dịch vị yếu hơn so với nhóm PPI.
3. Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Đây là nhóm thuốc ức chế tiết dịch vj mạnh nhất hiện nay:
Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Rabeprazol, Esomeprazol.
4. Nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày:
- Sucrafat: bao bọc ổ loét, ngăn sự khuếch tán ngược của ion H+, ức chế pepsin và hấp phụ muối mật có tác dụng phòng loét cấp tính và làm lành loét mạn tính mà không ảnh hưởng đến bài tiết dịch vị và pepsin. Nên uống từ 30-60 phút trước ăn.
- Bismuth: vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, vừa diệt H.pylori.
- Misoprostol: là đồng đẳng với prostaglandin E1 có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày vì làm tăng bài tiết chất nhầy và bicarbonate đồng thời làm tăng dòng máu tới niêm mạc dạ dày hành tá tràng. Hiện ít dùng do tác dụng phụ.
5. Các kháng sinh diệt H.pylori
- Amoxicillin 500mg: kháng thuốc ít
- Metronidazol/tinidazol hiện nay thuốc này bị kháng rất nhiều. bệnh nhân sau khi uống thường mệt.
- Clarithromycin 250mg,500mg.
- Bismuth.
- Furazolidon: nitrofuran ít dùng ở nước ta.
- Fluoro quinolones: Levofloxacin 500mg.
6. Điều trị ngoại khoa:
Rất hạn chế, chỉ phẫu thuật khi :
- Xuất huyết tiêu hóa do chảy máu dạ dày hành tá tràng điều trị nội khoa thất bại.
- Thủng dạ day- hành tá tràng
- Hẹp môn vị.
- Ung thư hóa.
- Rò dạ dày tá tràng vào các tạng lân cận.
7. Phác đồ diệt H.pylori theo Họi tiêu hóa Hoa Kì (FDA )
a. Bismuth- Metronidazol-tetracyclin dùng 14 ngày ( không dùng cho người dưới 18 tuổi)
- Pepto bismuth x 2 viên uống 2 lân/ngày
- Metronidazol 250mg x 2 viên x 2 lần/ ngày
- Tetracyclin 250mg x 2 viên x 2 lần/ngày.
- Phối hợp với kháng Histamin H2 x4 tuần hoặc PPI x 4-6 tuần.
b. Phác đồ 10 ngày hoặc 14 ngày
- PPI x1 viên x 2 lần / ngày x 10 hoặc 14 ngày (omeprazol 20mg, lansoprazol 30mg )
- Amoxicillin 500mg x 1 viên x 2 lần/ngày.
- Clarithromycin 500mg x 1 viên x 2 lần/ngày.
c. Phác đồ 10 ngày
- PPI x 1 viên x 2 lần/ngày
- Amoxicillin 500mg x 2 viên x 2 lần/ngày
- Clarithromycin 500mg x 1 viên x 2 lần/ngày.
d. Phác đồ 10 ngày :
- PPI 1 viên x 2 lần/ngày x 10 ngày.
- Levofloxacin 500mg x 1 viên x 1 lần/ngày x10 ngày.
- Amoxicillin 500mg 2 viên x 2 lần/ngày x 10 ngày.
8. Thay đổi lối sống:
Bỏ thuốc lá, thuốc lào và đề phòng khi dùng NSAID
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh