Từ một xét nghiệm máu đơn giản, các chuyên gia có thể giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm và có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị kịp thời như ung thư. Ví dụ, nồng độ CA125, một protein được tìm thấy trong máu, tăng cao có thể là một cảnh báo của một nguy cơ ung thư buồng trứng.
Bệnh nhân sẽ được lấy một mẫu máu, nước tiểu, phân hay mô, tại các phòng xét nghiệm y khoa hay rất nhiều thiết bị y tế theo dõi tại nhà như đo đường huyết theo dõi bệnh đái tháo đường, đo huyết áp…Với mục đích chẩn đoán, theo dõi, sàng lọc và tiên lượng, các xét nghiệm chẩn đoán nên được thực hiện tại các cơ sở y tế chính quy. Ở đấy, khoa xét nghiệm được trang bị máy móc khá hiện đại. Hơn nữa, đội ngũ của khoa xét nghiệm có bằng cấp chính quy. Điều đó nhiều phòng xét nghiệm nhỏ lẻ bên ngoài khó thể theo kịp. Bên cạnh đó, công tác bảo trì máy ở các phòng xét nghiệm ngoài rất dễ bị lướt qua vì phải tốn phí, trong khi bệnh viện đã ký hợp đồng với các công ty nên sẽ được định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng. Trung bình 3 - 5 năm, khoa xét nghiệm của bệnh viện sẽ phải thay một đời máy. Việc phân tích và diễn giải các kết quả xét nghiệm có ưu thế hơn vì đều được đảm bảo bởi trưởng khoa với trình độ đảm bảo sau đại học, người ký kết quả xét nghiệm bắt buộc phải là cử nhân xét nghiệm có chứng chỉ hành nghề trở lên.
Kiểm tra những gì?
- Tổng phân tích tế bào máu, hay còn gọi là công thức máu: cho biết người đó có bị thiếu máu hay không, nhiễm trùng hay không, chức năng đông máu tổng quát như thế nào.
- Định lượng glucose: xem xét có bị đái tháo đường hay không.
- Định lượng cholesterol, định lượng triglycerid, định lượng HDL-C, định lượng LDL-C: kiểm tra mỡ máu.
- Định hoạt độ AST (GOT), định hoạt độ ALT (GPT): kiểm tra chức năng gan có đang bị tình trạng viêm nhiễm gì hay không,
- Định lượng urê máu, định lượng creatinin (máu), định lượng axít uric (máu) và tổng phân tích nước tiểu: đánh giá chức năng thận có lọc tốt hay không, nước tiểu có bị viêm nhiễm hay không…
Đây là những xét nghiệm vô cùng cơ bản ban đầu. Nếu những xét nghiệm này bất thường, bác sĩ mới cho làm các xét nghiệm chuyên sâu và cao cấp hơn như kiểm tra viêm khớp, xét nghiệm đái tháo đường, kiểm tra chức năng gan, kiểm tra tình trạng mỡ máu, kiểm tra tình trạng nhiễm trùng, đánh giá tình trạng thiếu máu, tầm soát ung thư, bệnh xã hội...
Những chẩn đoán cận lâm sàng khác như chẩn đoán hình ảnh, nội soi và thăm dò chức năng như điện tim, điện não… nên vào gặp bác sĩ sẽ tốt hơn. Và khi khách hàng cần, tại phòng tư vấn này cũng sẽ có nhân viên đưa bệnh nhân đến các khâu nhanh hơn.
Với các nhật ký theo dõi, bệnh nhân có đầy đủ thông tin về sức khỏe và giúp bác sĩ điều trị có đủ phương tiện để lựa chọn các phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân. Chẩn đoán là quá trình tìm hiểu xem bệnh nhân có bệnh cụ thể hay không. Đối với một số bệnh, không chỉ quan trọng để biết bản chất của bệnh là gì mà còn bệnh đang phát triển ở mức độ nào. Tương tự, các xét nghiệm chẩn đoán cũng cho phép các bác sĩ đánh giá xem việc điều trị được chọn có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự tiến triển của căn bệnh, thường được sử dụng rộng rãi trong theo dõi điều trị ung thư.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm máu giúp kiểm tra những gì?
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh