✴️ Phác đồ gây mê hồi sức ở trẻ em

1. Chuẩn bị bệnh nhi trước phẫu thuật:

1.1. Nhập viện:

Nên cho mẹ bệnh nhi vào viện cùng để trẻ đỡ lo sợ.

1.2. Hỏi bệnh và thăm khám trước phẫu thuật:

- Giải thích cho bệnh nhi phải phù hợp với từng lứa tuổi và làm yên lòng trẻ.

- Xem hồ sơ, tìm hiểu bệnh tật, thể trạng trẻ, loại phẫu thuật, dự kiến những khó khăn.

1.3. Vấn đề nhịn ăn uống trước khi gây mê:

- Nhịn ăn thức ăn đặc (bao gồm cả sữa, sữa mẹ) 6-8 giờ trước phẫu thuật.

- Nhịn uống nước từ 2-3 giở trước phẫu thuật.

*Thời gian nhịn ăn uống trước khi gây mê với trẻ em:

Tuổi

 Sữa - Thức ăn 

 Nước trong 

< 36 tháng

6 giờ

2 giờ

> 36 tháng

8 giờ

2 giờ

- Trong trường hợp đặc biệt phải mổ ngay mà bệnh nhi mới ăn chưa quá 6 giờ thì  phải rửa dạ dày.

- Chỉ thụt tháo khi mổ đại tràng.

1.4. Tiền mê:

  • Gây mê.
  • Giảm lo âu.
  • Giảm chuyển hóa.
  • Tăng ngưỡng đau, giảm ngưỡng kích thích.
  • Chống lại một số tác dụng phụ của thuốc mê.

*Một số thuốc dùng trong tiền mê:

Thuốc

Đường dùng

Liều lượng

Atropin

- Tiêm bắp

- Tiêm tĩnh mạch

0,01-0,02 mg/kg

Seduxen

- Tiêm bắp

- Tiêm tĩnh mạch

0.2mg/kg

Ketamin

- Tiêm bắp

5-6 mg/kg

Fentanyl

- Tiêm bắp

0.01-0,015 mg/kg

Midazolam

- Tiêm bắp

- Tiêm tĩnh mạch

0,5 mg/kg

0.04 mg/kg

Những trường hợp đặc biệt như trẻ non yếu. bệnh nặng hoặc có dị tật bẩm sinh => Cần cân nhắc giảm liều.

1.5. Phương tiện GMHS ở trẻ em:

- Bóng hô hấp (Breathing bag):

  • Trẻ sơ sinh bóng < 500ml.
  • 1-3 tuổi: Dùng bóng bóp: 1000ml.
  • > 3 tuổi: Dùng bóng bóp: 2000ml

- Canyun Mayo: Độ dài của Canyun cần đạt tới góc xương hàm .

- Mask thanh quản.

-  Đèn soi thanh quản.

  • Trẻ nhỏ dùng đèn lưỡi thẳng Miller.
  • Trẻ lớn dùng đèn lưỡi cong Macitosh.

- Ống nội khí quản:

 *Chọn kích thước ống NKQ:

Tuổi

ĐK trong của ống (ID: MM)

Trẻ đẻ non

2,5 – 3,0

Sơ sinh

3,0

Sơ sinh – 12 tháng

3,5

12 tháng – 20 tháng

4,0

2 tuổi

4,0

>2 tuổi

4,0+ Số tuổi (năm) / 4

Độ dài của ống tính từ miệng

10 + Số tuổi (năm) / 2

 

2. Khởi mê:

2.1. Khởi mê theo đường tiêm bắp:

Áp dụng với trẻ không hợp tác hoặc những trẻ chậm phát triển.

Ketamin 4-10 mg/kg

2.2. Khởi mê bằng đường hô hấp:

- Khởi mê nhanh bắt buộc.

- Thuốc: Sevoflurane 8% sau mỗi 30 giây giảm 2%, duy trì mê với nồng độ 2,5–3%.

Hoặc khởi mê với nồng độ Sevoflurane tăng dần, sau khi đạt độ mê duy trì với nồng độ 2,5% - 3%.

2.3. Khởi mê bằng đường tĩnh mạch:

- Profofol 1,5- 2,5 mg/kg (với trẻ trên 3 tuổi).

- Ketamin 1,5 – 2,0 mg/kg.

- Hypnomidate (Etomidate) 0,25 – 0,40 mg/kg.

2.4. Thuốc giãn cơ (với trường hợp mê NKQ):

*Thuốc giãn cơ:

Thuốc

 Liều lượng mg/kg 

Tên khác

Suxamethonium

1 – 2

Succinylcolin

Pancuronium

0,08 – 1

Pavulon

Pipecuronium

0,08 – 1

Arduan

Vecronium

0,08 – 1

 

Atracurium

0,5

 

Rocuronium

0,45 – 0,6

Esmeron

*Giải giãn cơ:

- Phối hợp: Neostigmin 0,04 – 0,08 mg/kg + Atropin 0,02mg/kg

 Pha loãng, tiêm chậm tĩnh mạch.

 

3. Duy trì mê:

Phải đảm bảo đủ của các yếu tố gây mê cân bằng: Mê + Giảm đau, giãn cơ

- Thuốc duy trì mê khí: Sevoflurane,Iisoflurane

- Thuốc đường tĩnh mạch:

  • Propofol.
  • Ketamin.
  • Các thuốc dòng họ Morphin.

- Trường hợp ngộ độc các thuốc dòng họ Morphin thì dùng thuốc đối kháng: Naloxon 4 -5 mg/kg/giờ

*Liều lượng một số thuốc họ Mocphin:

Thuốc

Cách dùng

Đường dùng

Liều lượng

Morphin

Tiền mê

Duy trì mê

IM

IV

0,05 – 0,2 mg/kg

0,1 – 1 mg/kg

Fentanyl

Duy trì mê

IV

2 – 150 mcg/kg

Meperidin

(Dolargan)

Tiền mê

Duy trì mê

IM

IV

0,5 – 1 mg/kg

2,5 – 5 mg/kg

- Ngoài ra tất cả các phương pháp điều trị khác trong gây mê cũng phải được duy trì như điêù khiển thân nhiệt, hô hấp, truyền dịch và theo dõi khác phải được quan tâm trong suốt quá trình phẫu thuật.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top