✴️ Phẫu thuật cắt u nang phế quản

Nội dung

I. ĐẠI CƯƠNG

– Nang phế quản là nang trung thất phổ biến nhất, chiếm khoảng 60% tất cả các nang của trung thất. Do nang phế quản có nguồn gốc từ sự bất thường trong sự phát triển của phổi vì thế nang phế quản có thể phát triển ở phổi hoặc trung thất.

– Thường phát hiện tình cờ không co triệu chứng. Triệu chứng chủ yếu liên quan đến khối u gây chèn ép các cơ quan lân cận.

– Phương tiện tốt nhất để chẩn đoán nang phế quản là CT-scan ngực. CT-scan rất hữu ích trong việc xác định chính xác vị trí của u. Nang thường đồng nhất và tỉ trọng trong khoảng phù hợp với dịch (từ 0-20 đơn vị Hounsfield).

 

II. CHỈ ĐỊNH

Nhìn chung nếu phát hiện u nang phế quản thì nên mổ sớm vì phẫu thuật thường dễ dàng khi u kích thước nhỏ, u kích thước lớn thường khó khăn cho phẫu thuật đặc biệt là trường hợp có nhiễm trùng nang gây viêm dính với các cấu trúc xung quanh

 

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH Như các chống chỉ định phẫu thuật nói chung

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thc hin: Kíp mổ: PTV ngoại khoa lồng ngực Một phụ phẫu thuật + dụng cụ viên

2. Người bnh: Người bệnh và người nhà người bệnh được giải thích hiểu rõ và đồng ý phẫu thuật.

3. Phương tiện: Trang thiết bị của phòng mổ chuyên khoa tim mạch lồng ngực.

 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thếNgười bệnh nằm ngửa nằm nghiêng trái hoặc nghiêng phải tùy thuộc vị trí khối u.

2. Vô cm: Gây mê toàn thân nội khí quản chọn lọc một phổi.

3. Kỹ thut:

– Đường mở phụ thuộc vào vị trí U (U nằm trong nhu mô phổi hay ở trung thất (trung thất trước, trung thất giữa hay trung thất sau): Mở đường giữa xương ức, ngực bên phải hoặc ngực bên trái.

– Thăm dò đánh giá tổn thương: U nang phế quản trong phổi hay trong trung thất.

– Phẫu tích bóc tách lấy hết tổ chức U (U nằm trong trung thất).

– Cắt phần phổi chứa u (cắt phổi hình chêm) hoặc cắt thùy phổi trường hợp u nằm trong phổi.

– Gửi giải phẫu bệnh

– Cầm máu

– Dẫn lưu màng phổi

 

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

– Chảy máu: theo dõi dẫn lưu màng phổi. Nếu chảy máu nhiều phải mở lại kiểm tra cầm máu

– Rò khí: đặc biệt trong trường hợp u nang phế quản nằm trong phổi. cần kiểm tra kỹ trước khi đóng ngực. Nếu rò khí hơn 7 ngày phải mổ lại kiểm tra.

– Nhiễm trùng ổ cặn màng phổi, mủ màng phổi: Do dẫn lưu hoặc lỹ liệu pháp hô hấp sau mổ không tốt. Điều trị kháng sinh trường hợp nặng phải mổ lại.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top