– Người bệnh hôn mê 3≤ Điểm Glasgow ≤8.
– Hình ảnh cắt lớp vi tính sọ não không bình thường: chảy máu, dập não, chảy máu dưới nhện…
Người bệnh tiền sử dùng thuốc chống đông, bệnh máu khó đông, bệnh ưa chảy máu.
1. Người thực hiện: 4-5 người
2. Người bệnh: Gia đình người bệnh cần được giải thích kĩ về bệnh tật và quá trình cần được điều trị trước, trong và sau mổ.
3. Thiết bị:
– Dụng cụ đo áp lực nội sọ trong nhu mô gồm máy monitoring hệ thống dây cáp gắn bộ phận vi cảm biến ở đầu.
– Bộ dụng cụ sọ não
– Kim chỉ khâu, máy hút…
4. Thời gian phẫu thuật: Bất cứ khi nào tại phòng mổ hay tại giường hồi sức.
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa đầu cao 15-20 độ. Cắt tóc chu vi 4×2 cm tại vị trí rạch. Sát khuẩn tê tại chỗ.
2. Vô cảm: Mê nội khí quản.
3. Kỹ thuật:
– Rạch da 2 cm, bộc lộ xương sọ. Khoan 1 lỗ trên xương sọ bằng khoan chuyên dụng. Chú ý điều chỉnh nút hãm trước khi khoan để không khoan thủng màng cứng.
– Vít cố định: Sau khi đã khoan qua hai bản xương sọ rút mũi khoan. Vít chặt đinh cố định chuyên dụng vào xương sọ. Đinh chuyên dụng rỗng lòng có hãm cố định ở đầu ngoài. Đinh chuyên dụng dùng để cố định chặt catheter vào xương sọ.
– Điều chỉnh mức zero: trước khi đặt catheter vào nhu mô não. Nối hệ thống catheter với máy đo monitoring vặn núm điều chỉnh ICP trên máy về 0.
– Mở màng cứng: với kim chọc chuyên dụng.
– Đặt catheter có đầu cảm biến vào nhu mô nhẹ nhàng đưa sâu vào nhu mô. Cố định catheter vào vít hãm.
– Đóng da và băng.
Nhiễm trùng và chảy máu là hai biến chứng nặng nhất của phương pháp đo áp lực trong sọ. Nếu chảy máu chủ yếu do đặt catheter trong nhu mô, biến chứng nhiễm trùng liên quan chặt chẽ với chăm sóc sau mổ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh