– Thoát vị bẹn là hiện tượng tồn tại ống phúc tinh mạc, qua đó các tạng trong ổ bụng thường thoát vị xuống như: ruột, buồng trứng, mạc nối lớn…
Thoát vị bẹn nếu không chữa thường ít tự khỏi và dễ tiến triển thành thoát vị bẹn bìu. Một số trường hợp khối thoát vị xuống không tự lên được gọi là thoát vị bẹn nghẹt là một tình trạng cần xử trí cấp cứu.
– Thoát vị bẹn thường gặp nhiều ở trẻ trai hơn trẻ gái, hay gặp ở trẻ sinh non, cân nặng thấp.
– Điều trị của bệnh là bắt buộc phải mổ. Ngày nay điều trị nội soi đã được áp dụng ở một số trung tâm trên thế giới, tuy nhiên còn nhiều tranh cãi về mổ nội soi hay mổ mở.
Cho tất cả các trường hợp được chẩn đoán là thoát vị bẹn
– Rối loạn đường máu
– Bệnh lý toàn thân nặng
– Thoát vị bẹn nghẹt
– Các phẫu thuật ổ bụng trước đó có nguy cơ dính ruột
1. Người thực hiện
Phẫu thuật viên nhi khoa có chứng chỉ hành nghề và có thời gian thực tập tại khoa phẫu thuật nhi khoa, có kinh nghiệm về phẫu thuật nội soi ổ bụng.
2. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật chuyên khoa, các vật tư tiêu hao, trang thiết bị cho một cuộc phẫu thuật nội soi tiêu hóa, bao gồm:
– Hệ thống camera và màn hình
– Hệ thống bơm khí CO2
– Dụng cụ: 3 troca 5mm; 1 optic 30 độ, 1 panh nội soi 5mm, một móc đốt 5mm, 1 kìm kẹp kim nội soi, 2 panh kẹp ruột nội soi.
– Bộ dụng cụ phẫu thuật thoát vị bẹn thông thường.
3.Người bệnh
Xét nghiệm đầy đủ
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ y tế.
– Chảy máu: Kiểm tra cầm máu
– Khâu vào bó mạch thừng tinh: cần cắt chỉ, khâu lại hoặc mổ mở như thông thường.
– Nhiễm trùng vết mổ: sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ, thuốc sát trùng tại chỗ.
– Hẹp bao quy đầu tái phát nếu như cắt không đủ rộng, chỉ định phẫu thuật lại.
– Thoát vị tái phát: cần mổ mở lại.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh