Phình tách động mạch chủ ngực

Nội dung

* Phình (phồng) động mạch chủ ngực

– Phồng hay phình động mạch chủ là tình trạng một đoạn động mạch giãn rộng, với đường kính đoạn giãn ≥ 1.5 lần đường kính của động mạch bình thường lân cận. Đường kính động mạch chủ trung bình của người Việt Nam từ 16-20mm, do vậy đa số tác giả thống nhất gọi là phình khi đường kính động mạch chủ ≥ 30mm.
– Do thay đổi cấu trúc thành mạch (xơ vữa) làm một đoạn thành động mạch chủ yếu đi và giãn to => phồng, thường là phồng hình thoi. Nếu khối phình lớn, lớp áo trong và áo giữa bị mỏng đi, đôi khi không thể xác định được ở một số đoạn của thành mạch.
– Biến chứng hay gặp là của phồng động mạch chủ bụng là phồng dọa vỡ hay vỡ phồng. Đây là một cấp cứu ngoại khoa với tỷ lệ tử vong cao.

 

– Nguyên nhân & Yếu tố nguy cơ:
+ Tuổi: thường xảy ra ở những người 60 tuổi trở lên.
+ Thuốc lá: là một yếu tố nguy cơ mạnh cho sự phát triển phình động mạch chủ. Trẻ em đã hút hoặc nhai thuốc lá, nguy cơ càng lớn.
+ Tăng huyết áp: tăng huyết áp thường gây thiệt hại mạch máu trong cơ thể, nâng cao cơ hội phát triển phình động mạch.
+ Xơ vữa động mạch: xơ vữa động mạch, sự tích tụ chất béo và các chất khác có thể gây tổn thương thành mạch máu, yếu tố làm tăng nguy cơ phình động mạch.
+ Nam giới: đàn ông nguy cơ phát triển phình động mạch chủ từ năm đến 10 lần nhiều hơn phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ với phình động mạch chủ có nguy cơ vỡ cao hơn so với các nam giới.
+ Chủng tộc: thường xảy ra ở người da trắng hơn so với ở những người của các chủng tộc khác.
+ Gia đình: những người có tiền sử gia đình phình động mạch chủ có nguy cơ gia tăng mắc bệnh. Những người có tiền sử gia đình của chứng phình động mạch có xu hướng phát triển chứng phình động mạch ở độ tuổi trẻ hơn và có nguy cơ vỡ cao hơn.

 

Phân loại phình tách động mạch chủ

Phân loại theo DeBakey có 3 type:

  • Type I:Tổn thương động mạch chủ lên và động mạch chủ xuống
  • Type II: Tổn thương ở động mạch chủ lên
  • Type III: Tổn thương ở đoạn động mạch chủ xuống

Phân loại theo Stanford gồm 2 kiểu:

  • Type A: Tổn thương đoạn động mạch chủ lên dù khởi phát ở bất kỳ đoạn động mạch chủ nào.
  • Type B: Thương tổn động mạch chủ đoạn xa kể từ chỗ xuất phát của nhánh động mạch dưới đòn trái.

 

Điều trị bệnh phình tách thành động mạch chủ

Mục đích của điều trị nội khoa nhằm ổn định vết nứt tách, phòng vỡ chỗ phình tách, tăng cường quá trình liền của vết tách và làm giảm nguy cơ biến chứng. Điều trị nội khoa trong các trường hợp sau:

  • Tách thành động mạch chủ cấp tính type III chưa có biến chứng
  • Tách thành động mạch chủ cấp tính đoạn quai đơn thuần hay tách thành động mạch chủ mạn tính giai đoạn ổn định.

Phẫu thuật trong các trường hợp sau:

  • Tất cả các bệnh nhân có tách thành động mạch chủ cấp đoạn gần, trừ trường hợp không thể phẫu thuật do các bệnh lý nặng kèm theo.
  • Chỉ định phẫu thuật ở nhóm tách thành động mạch chủ cấp đoạn xa bao gồm: khối phình tách phồng lên nhanh chóng, thấm máu phúc mạc, dọa vỡ, đau kéo dài không kiểm soát được và/hoặc thiếu máu chi hoặc tạng, tách lan ngược về động mạch chủ đoạn lên, có hở van động mạch chủ
return to top