Rò động mạch cảnh xoang hang

Nội dung

I. Đại cương

– Rò động mạch cảnh xoang hang (Carotid Cavernous Fistula – CCF) là sự thông nối bất thường từ động mạch cảnh qua xoang tĩnh mạch hang. Sự thông nối này có thể là trực tiếp do rách thành động mạch cảnh trong trong tai nạn giao thông hay gián tiếp qua các nhánh màng cứng của động mạch cảnh trong hoặc cảnh ngoài – còn gọi là rò động tĩnh mạch màng cứng vùng xoang hang.

– Ở nước ta hay gặp nhất là thể rò động mạch cảnh xoang hang trực tiếp sau chấn thương sọ do tai nạn giao thông (0.2-0.3%), gây xé rách thành động mạch cảnh trong đoạn đi trong xoang hang. Các thể rò trực tiếp do vỡ túi phình động mạch cảnh trong, hay sau các thủ thuật, phẫu thuật vùng sàn sọ cạnh xoang hang như phẫu thuật tuyến yên, xoang bướm hiếm gặp hơn.

– Lâm sàng: điển hình có triệu chứng lồi mắt, đỏ mắt, phù màng kết (chemosis) ở mắt do tĩnh mạch mắt giãn. Có thể có chảy máu nội sọ nhưng hiếm gặp hơn.

 

* Giải phẫu xoang hang:
– Xoang hang được cấu tạo gồm hai lá màng cứng tách ra để hình thành kênh tĩnh mạch có vách. Mỗi thành màng cứng gồm một lá ngoài áp sát xương và lá trong tiếp xúc với máu hoặc dịch não tuỷ.
– Đường kính ngang xoang hang 5- 7mm, đường kính dọc 5-8mm và đường kính trước sau 10-15mm.
– Xoang hang gồm một mạng lưới các kênh tĩnh mạch nhỏ có thể chia thành các khoang khác nhau. Dòng tĩnh mạch chính đi vào xoang hang là tĩnh mạch mắt trên và tĩnh mạch mắt dưới. Dòng ra khỏi xoang hang qua xoang đá trên và xoang đá dưới.
– Động mạch cảnh trong nằm phía trong cùng của xoang hang, phía trong dây thần kinh VI. Các dây thần kinh III , IV và nhánh 1, 2 của thần kinh V (từ trên xuống dưới) nằm ở thành màng cứng phía ngoài của xoang hang.

Hình ảnh giải phẫu xoang hang

 

II. Phân loại

* Phân loại theo mạch máu
– Trực tiếp: rò trực tiếp giữa động mạch cảnh đoạn xoang hang và xoang hang.
– Gián tiếp: rò từ các nhánh màng cứng của động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong nên còn được gọi là rò động – tĩnh mạch màng cứng.

* Phân loại (Barrow)

– Type A: rò trực tiếp từ động mạch cảnh trong vào xoang hang.


– Type B: rò gián tiếp từ các nhánh nhỏ của động mạch cảnh trong vào xoang hang.


– Type C: rò gián tiếp từ các nhánh nhỏ động mạch cảnh ngoài vào xoang hang.


– Type D: rò gián tiếp từ các nhánh nhỏ của động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài vào xoang hang.

return to top