I. ĐẠI CƯƠNG
Xơ hoá cơ ức đòn chũm là tình trạng cơ ức đòn chũm bị xơ hoá một phần do tư thế bào thai hoặc tai biến khi sinh dẫn đến hạn chế tầm vận động của cột sống cổ.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Các công việc của chẩn đoán
- Hỏi bệnh:
+ Ngôi thai khi sinh: hay gặp ở trẻ sinh ngôi mông
+ Thời điểm phát hiện: 0 - 3 tháng tuổi
+ Khối u có to lên không: cảm giác to nhanh trong những tháng đầu.
- Khám lâm sàng :
+ Dấu hiệu sớm (Ngay sau sinh - 3 tháng tuổi):
+ Dấu hiệu muộn: Sau 3 tháng tuổi, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng kĩ thuật:
- Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng
+ Chọc dò khối u:
+ Siêu âm: Giai đoạn đầu: là dịch (xuất huyết), ít gặp. Giai đoạn sau: là tổ chức xơ.
+ Chụp Xquang cột sống cổ ngực: Có thể có hình ảnh vẹo cột sống ở trẻ được phát hiện muộn, bị co rút cơ ức đòn chũm có chỉ định phẫu thuật.
2. Chẩn đoán xác định
- Dựa vào lâm sàng, kết quả siêu âm và chọc dò tế bào.
3. Chẩn đoán phânbiệt
- Viêm hạch: Sốt, sưng, nóng, đỏ đau. Hạch không nằm trên cơ ức đòn chũm. Chọc hạch có bạch cầu đa nhân.
- Khối u vùng cổ: Chọc dò khối u thấy trên tiêu bản có tế bào lành hoặc ác tính.
- Viêm cơ ức đòn chũm:Trẻ có sốt;khối viêm có sưng,nóng,đỏ,đau; chọc dò có tế bào bạch cầu hoặc mủ.
- U máu: Chọc dò có hồngcầu
- Vẹo cổ do còi xương: Không có khối u trên cơ ức đòn chũm. Có các dấu hiệu còi xương rõ
III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị
- Can thiệp sớm ngay sau sinh hoặc ngay sau khi phát hiện thấy khối xơ.
- Hướng dẫn cho mẹ bệnh nhân tập tại nhà trong 3 tháng đầu
- Khám thường quy sau 1,2,3 tháng cho đến khi khỏi
- Điều trị tại khoa Phục hồi chức năng sau 3 tháng tuổi nếu kết qủa kém
2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng Mục tiêu
- Làm mềm khối xơ
- Duy trì tầm vận động của cột sống cổ
- Ngăn ngừa biến dạng thứ phát xảy ra ở sọ mặt và cột sống cổ
2.1. Vận động trị liệu
- Tư thế bệnh nhân:
+ Nằm nghiêng sang bên không có khối xơ để bộc lộ bên có khối xơ (trên đùi kỹ thuật viên, hoặc trên gối), đầu bệnh nhân thấp hơn vai.
+ Đầu, vai, hông thẳng hàng theo một trục ngang.
- Bài tập 1. Xoa bóp, day cơ ức đòn
+ Một tay KTV cố định khớp vai và hông từ phía sau (phía lưng).
+ Tay kia (phía trước, bên đầu trẻ) dùng 1 hoặc 2 ngón tay xoa day trên khối xơ theo chiều kim đồng hồ.
+ Thời gian: Mỗi lần 5-10 phút, mỗi ngày 6 đến 8 lần.
- Bài tập 2: Kéo giãn cơ ức đòn chũm
+ Một tay KTV cố định khớp vai, hông (từ phía sau), kéo nhẹ khớp vai về phía hông.
+ Tay kia (phía trước mặt) ngón cái tỳ vào góc hàm, các ngón khác đặt vào phần xương chũm, phần dưới bàn tay tỳ nhẹ vào đầu trẻ và kéo xuống từ từ, nhẹ nhàng.
+ Giữ khoảng 30 giây sau đó thả lỏng ra và làm lại như trên.
+ Thời gian: Mỗi lần từ 5-10 phút, mỗi ngày 6 đến 8 lần.
* Chú ý: Có thể xen kẽ bài tập 1 và 2.
- Bài tập 3: Đặt trẻ nằm nghiêng hai bên
+ Đặt nằm nghiêng hai bên bằng cách dùng gối dài kê ở phía sau lưng (qua vai, hông) để đảm bảo trẻ nằm nghiêng hoàn toàn (tránh nằm ngửa, nghiêng đầu).
+ Khi nằm nghiêng sang bên không có khối xơ thì không kê gối dưới đầu.
+ Khi nằm nghiêng sang bên có khối xơ thì kê gối tam giác dưới đầu.
+ Thay đổi tư thế nằm nghiêng sang từng bên (sau mỗi bữa ăn hoặc 2 giờ một lần).
* Những điểm cần lưu ý khi thực hiện các kỹ thuật kể trên:
- Ba bài tập nói trên được thực hiện cho đến khi trẻ khỏi hoàn toàn.
- Chỉ thực hiện khi khối u không có nóng, đỏ,đau.
- Kéo dãn nhẹ nhàng, từ từ, không kéo dãn tối đa đột ngột, ngay tức khắc.
- Không thực hiện kỹ thuật khi trẻ khóc, chống đối.
- Tập trước khi cho trẻ ăn.
- Theo dõi nếu thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, tím tái thì ngừng tập ngay.
2.2. Điện trị liệu
Dùng dòng điện thấp tần một chiều không đổi (dòng Galvanic có tần số 100-1000Hz). Cường độ: 0,1-0,5 mA/1cm2 điện cực
- Chỉ định:Trẻ >3 tháng,đã thực hiện các bài tập vận động không có kết quả.
- Mục đích: Làm mềm khối xơ, tăng kiểm soát đầu cổ.
- Thời gian: Ngày một lần, mỗi lần 15-30 phút. Một đợt điều trị 15-20 lần.
- Kỹ thuật đặt điện cực:
+ Galvanic dẫn KI vào khối xơ: Cực tác dụng (cực âm) KI đặt ở khối xơ. Cực đệm (cực dương ) đặt giữa C4 đến C7
+ Galvanic dẫn CaCl2 cổ (nếu có triệu chứng còi xương kèm theo) Cực tác dụng: (cực dương) CaCl2 đặt giữa C4 đến C7. Cực đệm (cực âm) đặt tại L4 - L5.
- Thời gian: 15-20phút / lần
2.3. Dụng cụ chỉnh hình
- Mục đích: Giữ cho đầu ở vị trí trung gian.
- Chỉ định: Sau khi phẫu thuật kết hợp với vận động trị liệu.
- Loại dụng cụ: Đai cổ mềm.
3. Thuốc
Thuốc giảm đau: cho trước khi tập 30 phút nếu trẻ bị đau do tập: Paracetamol 0,01 g/1kg cân nặng, uống trước tập 30 phút.
4. Phẫu thuật
- Trẻ trên 2 tuổi, vẹo cổ nặng đã điều trị các phương pháp khác không có kết quả
- Cơ ức đòn chũm bị co ngắn vàchắc.
- Không quay được cổ sang bên có khối cơ xơ.
IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
- Khám định kì 1 tháng/ lần cho đến khi khối u biến mất hoàn toàn.
- Trẻ điều trị tại nhà không tiến bộ cần điều trị tại Bệnh viện.
- Sau 12 tháng điều trị không kết quả gửi khám chuyên khoa chỉnh hình.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh