✴️ Táo bón kéo dài (táo kết)

Nội dung

I. ĐẠI CƯƠNG:

Táo bón là một trong những vấn đề sức khoẻ phổ biến nhất. Khoảng 12% người trên toàn thế giới bị táo bón tự xác định được, người dân ở châu Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương bị gấp đôi so với các châu Âu. Tỷ lệ bệnh gặp ở nữ giới gấp ba lần nam giới. Táo bón có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi. Tỷ lệ mắc táo bón tăng theo tuổi, với 30-40% của những người trên 65 tuổi.
Bình thường số lần đại tiện từ một đến hai lần trong một ngày, phân mềm đóng thành khuôn, lượng phân từ 200g đến 400g. Khi bị táo bón thì quá hai ngày mới đại tiện, mỗi lần đại tiện rất khó hoặc lượng phân mỗi lần ra ít hơn bình thường hoặc khô cứng.
Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở ruột non, tới đại tràng, phần lớn nước được hấp thụ làm chất thải (phân) khô và đóng thành khuôn sẽ đi xuống đại tràng sig-ma, được tích chứa ở đó. Khi lượng phân đủ nhiều sẽ đi xuống trực tràng và kích thích niêm mạc trực tràng, gây nên phản xạ mót rặn dẫn đến hiện tượng tống phân ra ngoài. Đại tiện vừa là một phản xạ tự động vừa là một phản xạ có ý thức. Như vậy, táo bón có thể do: những cản trở cơ giới ngăn sự lưu thông của phân, đại tràng hút lại quá nhiều nước làm phân khô; cơ ở đại tràng, trực tràng và hậu môn bị liệt hoặc quá tăng trương lực; rối loạn phản xạ và rối loạn sự điều hoà thần kinh thực vật.
Táo bón là triệu chứng thường gặp, có thể đứng đơn độc thành một bệnh (táo bón chức năng) hoặc là một triệu chứng trong các bệnh lý khác (ung thư đại tràng, suy giáp trạng…). Táo bón kéo dài làm ảnh hưởng chất lượng sống, gây tình trạng lệ thuộc vào thuốc nhuận tràng, là yếu tố thuận lợi thúc đẩy bệnh trĩ.

Chẩn đoán bệnh táo bón
- Đại tiện ít hơn 3 lần trong 1 tuần.
- Rặn mạnh khi đại tiện.
- Phân cứng hoặc thành cục.
- Cảm giác đi không hết phân, cảm giác vướng, tắc vùng hậu môn, phải dùng tay lấy phân ra.
- Hiếm khi đi ngoài ra phân mềm, trừ khi dùng thuốc nhuận tràng.

 

II. ĐIỀU TRỊ:

1. Táo bón do địa tạng âm hư huyết nhiệt hoặc sau khi mặc bệnh cấp tính gây tân dịch giảm:

- Phép chữa: Lương huyết nhuận táo, dưỡng âm nhuận táo.

- Bài thuốc:

Sinh địa 16g

Thạch hộc 12g

Huyên sâm 16g

Vừng đen ( ma nhân ) 20g

Mạch môn 16g

Mật ong vừa đủ

Sa sâm 16g

 

 

Sắc uống ngày một thang .

2. Táo bón do thiếu máu (huyết hư):

- Phép chữa: Dưỡng huyết nhuận táo .

- Bài thuốc:

Tứ vật thang gia giảm:

Thục địa 12g

Bá tử nhân 08 g

Xuyên khung 08g

Ma nhân 08g

Đương quy 08g

Đại táo 08g

Bạch thược 12g

 

 

Hoặc dùng bài: Ích huyết nhuận tràng :

Đương quy12-16g

Thục địa 16g

Kinh giới 16g

Chỉ xác 08g

Ma nhân 20g

Hạnh nhân 08g

Tô tử 08g

Nhục thung dung 10g

Quất hồng 08g

A giao 12g

 

Sắc uống ngày một thang.

3. Táo bón do khí hư: (gặp ở người già, phụ nữ sau đẻ )

- Phép chữa: Bổ khí nhuận tràng

- Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm

Hoàng kỳ 12g

Sài hồ 12g

Bạch truật 12g

Thăng ma 12g

Đảng sâm 12g

Nhục thung dung 08g

Đương quy 08g

Bá tử nhân 08g

Trần bì 06g

Ma nhân 08g

Cam thảo 06g

 

 

III. PHÒNG BỆNH:

- Chế độ ăn uống đủ nước, giàu chất xơ, chú ý những thực phẩm hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa như: sữa chua, hoa quả chín…

- Tập thể dục thường xuyên.

- Tập thói quen đại tiện hàng ngày.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top