I. ĐẠI CƯƠNG
- U màng não chiếm 15% các u trong sọ.
- U màng não hiếm gặp ở trẻ em, nếu gặp thường có xu hướng ác tính
- UMN được tạo ra từ tế báo bao màng nhện.
- UMN có thể xuất hiện bất cứ chỗ nào mà có tế bào màng nhện khu trú
- Đây là u lành tính có thể gặp từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn
- U được đặt tên bởi Harvey CuShing.
II. CHUẨN ĐOÁN
1. Lâm sàng:
- Thường liên quan đến vị trí và kích thước khối u: động kinh, đau đầu, bán mạch, teo gai thị cùng bên tổn thường và phù gai thị đối diện..
2. Cận lâm sàng.
- CT scaner sọ não: Ngấm thuốc đồng đều, bờ rõ, phù não quanh u.
- Cộng hưởng từ sọ não: Là biện pháp tốt nhất hiện nay là sự lựa chọn cho các nhà phẫu thuật thần kinh: vị trí u, kích thước u, xâm lấn u, dự đoán bản chất u, phù quanh u, giãn não thất hay không.
III. CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT
- Gần như là tuyệt đối vì UMN phát triển chậm, lành tính vì vậy lấy toàn bộ u là biện pháp tối ưu
- Những trường hợp không phẫu thuật vi phẫu:
+ Bệnh lý toàn thân nặng nề và vị trí u không thuận lợi
+ UMN dưới 2cm và vị trí ở sâu
+ UMN tái phát mà không thể mổ lại.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.
* Tư thế bệnh nhân: phụ thuộc vào vị trí khối u
* Vô cảm: Mê nội khí quản
* Kỹ thuật:
- Rạch da đầu
- Xác định vị trí và đường vào u dùng định vị thần kinh
- Vẽ đường mổ, sát trùng, tê tại đường mổ, trải toan vô trùng.
- Rạch da đầu, cầm máu, bộc lộ tổ chức dưới da đầu.
- Dùng khoan và cưa máy mở cửa sổ xương xung quanh u.
- Khâu treo màng cứng, xác định vị trí và kích thước khối u, mở màng cứng xung quanh toàn bộ chu vi u.
- Xác định ranh giới u và não lành để phẫu tích u, đốt điện cầm máu.
- Cho huyết áp lên, tương đương huyết áp lúc đầu của bệnh nhân để cầm máu
- Tạo hình màng cứng bằng cân nhân tạo hoặc cân cơ thái dương.
- Đặt dẫn lưu, đặt lại xương sọ.
- Đóng da đầu 02 lớp.
V.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp.
- Chảy máu sau mổ: mổ lấy máu cầm máu
- Động kinh: dùng thuốc chống động kinh
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh