✴️ Nội soi bơm rửa bàng quang lấy máu cục

ĐỊNH NGHĨA

Nội soi bơm rửa bàng quang lấy máu cục là nội soi bàng quang qua đường niệu đạo bằng máy soi, từ đó có thể nhìn thấy rõ nhất bên trong niệu đạo, bàng quang, đồng thời tiến hành bơm rửa khi có nhiều máu cục trong bàng quang.

 

CHỈ ĐỊNH

Đái máu đại thể và có máu cục trong bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân nặng.

 

CHUẨN BỊ 

Người thực hiện

Bác sĩ: 01

Điều dưỡng: 01

Phương tiện 

Máy soi bàng quang ống cứng và nguồn sáng.

Bàn soi bàng quang.

Vật tư tiêu hao: 

Dung dịch sát khuẩn: betadin 10% hoặc thuốc đỏ.

Bơm thủy tinh 200ml hoặc máy hút để bơm rửa hoặc hút máu cục.

Gel xylocain và chlorhexadin để bôi trơn, sát khuẩn và gây tê tại chỗ.

Gạc vô trùng: 05 miếng Panh vô trùng: 01 chiếc

Găng vô trùng: 02 đôi        

1000- 2000ml nước vô trùng (Natriclorua 0,9% hoặc nước cất)

Săng có lỗ vô trùng: 01 cái

Người bệnh

Người bệnh được giải thích rõ về chỉ định, quá trình diễn ra cũng như  biến chứng có thể xảy ra của soi bàng quang và bơm rửa bàng quang lấy máu cục.

Hồ sơ  bệnh án

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Kiểm tra bệnh án

Kiểm tra người bệnh

Thực hiện kỹ thuật

Tư thế người bệnh: 

Người bệnh nằm ở tư thế sản khoa.

Người bệnh được mặc quần dành cho người bệnh nội soi bàng quang.

Tiến hành:

Vệ sinh bộ phận sinh dục bằng gạc thấm dung dịch sát trùng.

Ống soi được bôi gel xylocain và chlorhexadin. Bác sĩ đưa từ từ ống soi qua lỗ niệu đạo vào bàng quang.

Trong quá trình đưa ống soi vào bàng quang, cần để nước vô trùng chảy liên tục qua ống soi để giảm tổn thương cho niệu đạo và bàng quang.

Cho thêm từ từ nước vô trùng vào bàng quang, sơ bộ đánh giá dung tích, niêm mạc bàng quang và tình trạng máu cục.

Khi thấy có nhiều máu cục trong bàng quang, cho nước vô trùng chảy liên tục vào bàng quang qua ống soi (khoảng 200ml), sau đó xả hết nước trong bàng quang. Làm như vậy nhiều lần cho đến khi nước xả không còn máu cục. Có thể dùng bơm chuyên dụng (200ml) để bơm nước và hút máu cục.

Trong trường hợp bàng quang có nhiều máu cục lớn không thể hút hết được, có thể phải chỉ định mở bàng quang lấy máu cục, kèm theo giải quyết nguyên nhân nếu có.

Ghi hồ sơ bệnh án

Ngày giờ rửa bàng quang.

Dung dịch rửa, số lượng dịch.

Tính chất, số lượng máu cục lấy ra.

Tình trạng của người bệnh trong và sau khi rửa.

Tên người tiến hành.

 

THEO DÕI 

Trong 24-48 giờ:

Nhiệt độ, huyết áp, toàn trạng.

Theo dõi tính chất, màu sắc, số lượng nước tiểu.  

Tình trạng bụng (đau, phản ứng thành bụng).

 

TAI BIẾN

Chấn thương niệu đạo và bàng quang nặng có thể gây thủng bàng quang.

Nhiễm trùng ngược dòng lên bể thận.

 

XỬ TRÍ TAI BIẾN

Giảm đau nếu người bệnh đau nhiều.

Dặn người bệnh uống nhiều nước.

Khi đái máu nhiều có thể phải truyền máu.

Khi có thủng bàng quang phải can thiệp ngoại khoa.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Herr, H., M. Donat, et al. (2010). "Narrow-band imaging cystoscopy to evaluate bladder tumours--individual surgeon variability." BJU Int 106(1): 53-55.

Gettman, M. T. and P. Swain (2009). "Initial experimental evaluation of wireless capsule endoscopes in the bladder: implications for capsule cystoscopy." Eur Urol 55(5): 1207-1212.

Kravchick, S., S. Cytron, et al. (2001). "Clot retention and spontaneous rupture with secondary pneumatosis of bladder wall following routine cystoscopy." Pathol Oncol Res 7(4): 301-302.

Mostafid, H. and C. Bunce (2009). "Improved detection and reduced early recurrence of non-muscle-invasive bladder cancer using hexaminolaevulinate fluorescence cystoscopy: results of a multicentre prospective randomized study (PC B305)." BJU Int 104(7): 889-890.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top