✴️ Xơ gan

I.ĐẠI CƯƠNG:

Người ta định nghĩa bệnh xơ gan dựa trên các tổn thương giải phẫu bệnh của gan, . Do đó tùy theo nguyên nhân mà bệnh cảnh xơ gan, ngoài các triệu chứng chung của nó, có thể kèm theo các biểu hiện lâm sàng khác đặc trưng cho nguyên nhân gây bệnh.

Tổn thương đặc trưng cho xơ gan là một quá trình tổn thương mạn tính, không hồi phục của xơ gan kèm theo sự xơ hóa lan tỏa kết hợp với sự thành lập các nốt nhu mô gan tái sinh. Các tổn thương nầy đưa đến hoại tử tế bào gan, làm xẹp khung lưới nâng đỡ của gan từ đó dẫn đến sự lắng đọng của các tổ chức liên kết, các sàn mạch máu trong gan trở nên ngoằn ngoèo khúc khủyu, các nhu mô gan còn sót lại phát sinh thành từng nốt. Tổn thương nầy là hậu quả của tổn thương gan mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Chẩn đoán xác định

Dựa vào các yếu tố sau:

Tiền sử có bệnh gan mãn tính.

Lâm sàng Dựa vào 2 hội chứng tăng áp cửa và hội chứng suy gan.

Cận lâm sàng: Các xét nghiệm máu, siêu âm, sinh thiết gan.

 

II. ĐIỀU TRỊ:

1.Thể Can uất Tỳ hư:

Phép trị: Sơ Can kiện Tỳ.

Với mục đích:

Kích thích tiêu hóa thông qua tác dụng tăng hoạt tính của men tụy như Bạch truật, Phục linh, Trần bì…

Bảo vệ tế bào gan: Sài hồ, Đương quy, Đại táo, Glyciridine của Cam thảo.

Điều hòa chức năng miễn dịch: Sài hồ, Đảng sâm, Bạch truật, Glucide của Bạch thược.

Kháng virus viêm gan: Sài hồ.

Những bài thuốc sử dụng:

Bài thuốc Sài hồ sơ can thang gia giảm 

Sài hồ 12g

Bạch thược 12g

Chỉ thực 06g

Xuyên khung 08g

Hậu phác 06g

Cam thảo 06g

Đương quy 16g

Đại táo 16g

 

Nếu cảm giác đau tức nặng vùng gan làm bệnh nhân khó chịu nên tăng thêm liều Bạch thược, Cam thảo 12g, Xuyên khung 10g, Chỉ thực 10g, Hậu phác 10g.

Bài thuốc Sài thược lục quân gia giảm 

Sài hồ 12g

Bạch thược 12g

Bạch truật 12g

Đảng sâm 16g

Phục linh 08g

Trần bì 06g

Bán hạ chế 06g

Cam thảo 08g


Nếu bệnh nhân chán ăn, người mệt mỏi, đại tiện phân máu gia thêm Bạch truật, Đảng sâm mỗi thứ 10g, Phục linh 12g.

Nếu lợm giọng, buồn nôn gia thêm Trần bì, Bán hạ chế 10g.

2.Thể Tỳ Thận dương hư:

Phép trị: Ôn trung hành thủy.

Với mục đích:

Lợi tiểu: do Trạch tả, Phúc bì, Phục linh và thông qua tác dụng tăng cung lượng tim và làm tăng lưu lượng máu tới thận của Phụ tử chế, Hoàng kỳ.

Kích thích tiêu hóa thông qua sự bài tiết dịch của Quế chi, Can khương, Xuyên tiêu, Hậu phác.

Cải thiện chuyển hóa Protein ở gan, giảm NH3 máu, bảo vệ tế bào gan của Hoàng kỳ, Phụ tử chế, Phục linh.

Bài thuốc sử dụng:

Bài thuốc Phụ tử lý trung gia giảm 

Phụ tử chế 12g

Quế chi 06g

Can khương 06g

Phục linh 12g

Hậu phác 08g

Trạch tả 12g

Đại phúc bì 12g

Xuyên tiêu 06g

Hoàng kỳ 16g

 

 

Nếu bệnh nhân phù nhiều, mệt mỏi, khó thở, có thể tăng Trạch tả, Đại phúc bì 20g, Huỳnh kỳ 20g.

Nếu mệt mỏi, chỉ tăng Huỳnh kỳ 20g.

3.Thể Âm hư thấp nhiệt:

Phép trị: Tư âm lợi thấp.

Với mục đích:

Lợi tiểu: Trạch tả, Bạch truật, Phục linh, Rễ tranh.

Bảo vệ tế bào gan: bằng tác dụng ức chế miễn dịch như Thục địa, tăng chuyển hóa mỡ tại gan như Đan sâm, Trạch tả, Phục linh, Bạch truật cung cấp các acides amines như Hoài sơn.

Cầm máu: Thục địa.

Hạ sốt: Đơn bì.

Bài thuốc sử dụng:

Bài thuốc Lục vị địa hoàng gia giảm 

Thục địa 12g

Sơn thù 10g

Đan bì 10g

Phục linh 10g

Hoài sơn 16g

Trạch tả 08g

Bạch truật 12g

Đương quy 16g

Địa cốt bì 12g

Bạch mao căn 20g

 

Nếu biễu hiện xuất huyết không thuyên giảm, bỏ Trạch tả, tăngThục địa 40g, Bạch mao căn 40g.

Nếu có sốt cao tăng liều Đơn bì và Địa cốt bì 20g, gia thêm Sinh địa 20g hoặc tăng Thục địa 40g.

 

4.Thể Khí trệ huyết ứ:

Phép trị: Công hạ trục thủy.

Với mục đích:

Lợi tiểu mạnh: Khiên ngưu, Côn bố, Hải tảo, Đại kích, Đình lịch.

Tẩy xổ: Khiên ngưu, Đại hoàng, Hắc sửu.

Những bài thuốc sử dụng:

Bài thuốc Thập táo thang (Thương hàn luận) gồm Nguyên hoa 4g, Cam toại 4g, Đại kích 4g, Đại táo 10g.

Bài thuốc Thiên kim đại phúc thủy (nếu không thuyên giảm) gồm Khương hoàng 4g, Khiên ngưu 10g, Côn bố 12g, Hải túc 10g, Quế tâm 6g, Đình lịch 12g. (Nên kiểm tra ion đồ khi dùng kéo dài).

 

5.Thể Thủy khí tương kết:

Phép trị: Hành khí hóa ứ.

Với mục đích:

Dãn mạch, chống sự ngưng tập tiểu cầu: gây tình trạng thuyên tắc trong hệ cửa, đưa đến giảm áp lực tĩnh mạch như Xích thược, Xuyên khung, Hồng hoa, Đào nhân, Đan sâm, Nga truật. 

Bài thuốc sử dụng:

Bài thuốc Cách hạ trục ứ thang gồm Đào nhân 12g, Hồng hoa 8g, Đương quy 12g, Xích thược 20 - 30g, Tam lăng 8g, Nga truật 8g, Đan sâm 12g, Hương phụ chế 8g, Chỉ xác 8g.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top