✴️ Những cách phòng ngừa bệnh viêm họng cấp hiệu quả?

Viêm họng cấp là bệnh rất phổ biến và hầu như ai cũng đã từng mắc phải, thậm chí có người bệnh đã trở thành mãn tính, gây khó khăn cho quá trình điều trị. Việc hiểu rõ về bệnh viêm họng là gì, triệu chứng ra sao sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh để từ đó có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả và an toàn.

 

1. Tìm hiểu chung về bệnh viêm họng cấp

1.1 Khái niệm viêm họng cấp là gì?

Bệnh viêm họng là tình trạng mà cổ họng và hầu bị viêm do vi khuẩn hoặc virus gây ra, khiến cho cổ họng đau rát, khó chịu. Viêm họng dạng cấp tính có thời gian bộc phát nhanh chỉ trong khoảng thời gian ngắn trong năm, đặc biệt là thời điểm chuyển mùa khi thời tiết thay đổi thất thường.

Bệnh được thể hiện dưới 3 cấp độ: viêm họng đỏ, viêm họng có giả mạc, viêm họng loét.

Tùy vào từng dạng mà bệnh sẽ có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Người bệnh cần chú ý quan sát theo dõi các triệu chứng để từ đó kịp thời phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.

Viêm họng cấp là bệnh rất phổ biến và hầu như ai cũng đã từng mắc phải, thậm chí có người bệnh đã trở thành mãn tính, gây khó khăn cho quá trình điều trị.

 

Viêm họng cấp là bệnh rất phổ biến và hầu như ai cũng đã từng mắc phải, thậm chí có người bệnh đã trở thành mãn tính, gây khó khăn cho quá trình điều trị.

1.2 Những biểu hiện dễ nhận biết của bệnh viêm họng cấp?

Bệnh có những biểu hiện rất rõ ràng mà bạn có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng dưới đây:

– Người bệnh sốt cao, nhiệt độ có khi lên cao đến 39 – 40 độ.

– Cổ họng đau, cơn đau tăng lên khi người bệnh nuốt thức ăn, khi nói, ho hoặc ngay cả khi nuốt nước bọt.

– Người bệnh khô họng và hay khát nước.

– Nóng rát ở cổ họng.

– Xuất hiện các cơn ho, lúc đầu là ho khan, sau là ho có đờm, chất đờm có thể trong, trắng đục hoặc có màu vàng, xanh.

– Người bệnh bị khàn tiếng, sưng hạch ở góc hai hàm, ấn vào thấy đau.

– Khi quan sát vào vòm họng của người bệnh thì thấy amidan khẩu cái sưng to lên, có chấm mủ màu trắng, niêm mạc họng sưng đỏ.

– Sung huyết ở niêm mạc mũi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.

– Cảm giác vướng khi nuốt thức ăn, nước nước bọt hoặc khi uống nước.

– Người bệnh thở khò khè, tiếng thở rít, cảm giác khó thở.

Với những người có sức đề kháng tốt, các triệu chứng viêm họng sẽ dần thuyên giảm từ 3 đến 4 ngày. Tuy nhiên, ở những người có miễn dịch yếu như: trẻ em, người già, người suy nhược cơ thể thì bệnh có thể kéo dài trong nhiều ngày và diễn biến phức tạp hơn.

Khi quan sát vào vòm họng của người bệnh thì thấy amidan khẩu cái sưng to lên, có chấm mủ màu trắng, niêm mạc họng sưng đỏ.

 

2. Những biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng cấp hiệu quả?

– Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi trong các bữa ăn để bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch nhằm giúp cơ thể mau chóng hồi phục.

– Vào mùa lạnh, bạn nên tắm bằng nước ấm và phòng kín không có gió lùa. Tắm nhanh và lau khô người sau đó mới mặc quần áo, đảm bảo mặc đủ ấm để tránh cảm lạnh.

– Khi đi ra ngoài cần đeo khẩu trang đặc biệt là nơi đông người nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh.

– Vệ sinh răng miệng hằng ngày bằng cách đánh răng sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Thói quen này sẽ giúp cho bạn loại bỏ được các loại vi khuẩn ở khoang miệng và ngăn chặn để mầm bệnh này không đi xuống cổ họng và gây ra bệnh.

– Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và khi tiếp xúc với người bệnh.

– Uống nhiều nước để giúp thanh lọc cơ thể và sạch đường hô hấp.

– Hạn chế sử dụng các thực phẩm gây kích ứng niêm mạc họng như: đồ caty, mù tạt, sa tế…

– Không hút thuốc lá và tránh xa những khu vực có nhiều khói thuốc và chất độc hại.

– Giặt giũ quần áo thường xuyên, quét dọn và vệ sinh nơi ở để không khí được lưu thông, không bị ẩm ướt.

– Hạn chế di chuyển từ môi trường nóng sang môi trường lạnh đột ngột bởi có thể gây sốc nhiệt và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng đỏ cấp tính.

Vệ sinh răng miệng hằng ngày bằng cách đánh răng sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Thói quen này sẽ giúp cho bạn loại bỏ được các loại vi khuẩn ở khoang miệng và ngăn chặn để mầm bệnh này không đi xuống cổ họng

 

Vệ sinh răng miệng hằng ngày bằng cách đánh răng sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ, thói quen này sẽ giúp cho bạn loại bỏ được các loại vi khuẩn ở khoang miệng.

 

3. Khi bị viêm họng cấp, khi nào cần tới bệnh viện để thăm khám?

Ở một số trường hợp, nguyên nhân do nhiễm virus cảm lạnh với các triệu chứng nhẹ đều có thể tự chấm dứt sau vài ngày. Tuy nhiên, có những trường hợp, người bệnh có dấu hiệu bất thường và tình trạng bệnh không thuyên giảm thì nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ:

– Các triệu chứng của bệnh kéo dài quá 1 tuần và các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng.

– Họng đau và ho khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống.

– Dấu hiệu viêm họng cấp xuất hiện vào đêm và khiến người bệnh mất ngủ và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Người bệnh sốt cao quá 2 ngày không hạ sốt, đây là dấu hiệu cho thấy cổ họng của đã bị nhiễm trùng nặng.

– Thở khò khè, khó khăn khi thở, nước dãi chảy nhiều.

– Nước tiểu có màu sặc bất thường, đây là dấu hiệu cảnh báo vi khuẩn Streptococcus đã tấn công đến thận và nhiễm trùng thận.

Bệnh viêm họng cấp nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: viêm phổi, viêm tai giữa cấp, viêm xoang mũi cấp… Do đó, khi có các triệu chứng của bệnh, bạn cần đến ngay các bệnh viện có chuyên khoa Tai Mũi Họng để được thăm khám và xử lý đúng cách.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top