VÌ SAO NHÂN VIÊN Y TẾ DO DỰ TIÊM NGỪA VACCINE COVID - 19?

Theo CDC (Hoa kỳ ) web survey with heathcare providers Oct, 2020 : số người  đồng ý tiêm vaccine Covid-19 là 63%.  Trong một nghiên cứu khác của American Nursing Foundation Survey Oct, 2020:  63% tin vaccine có tác dụng, nhưng chỉ có 30% đồng ý chích vaccine Covid- 19 và 57% cảm thấy thoải mái khi tư vấn chủng ngừa vaccine Covid- 19 cho bệnh nhân.

Về tỷ lệ đồng ý tiêm chủng của nhân viên y tế và người ngoài ngành cũng được khảo sát, người ta thấy tỷ lệ bác sĩ 78%, điều dưỡng: 61%, người bình thường là 75%.  Cũng có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ đồng ý chích ngừa vaccine Covid- 19 giữa bác sĩ điều trị bệnh nhân Covid-19  94%   trong khi bác sĩ ngoại khoa tổng quát  chỉ có 75% .

 

Ở Việt nam, sau bảy ngày triển khai tiêm mũi đầu tiên vaccine phòng Covid-19 đã có nhiều cảm xúc liên quan: từ hồi hộp, mong chờ, vui sướng đến lo lắng, thậm chí một số người chủ trương bàn lùi: hay thôi không tiêm nữa cho khỏi lo ngại. Tại 1 bệnh viện hạng 1 ở 1 thành phố lớn, trong đợt tiêm ngừa vaccine Covid- 19 đầu tiên cho 210 nhân viên của bệnh viện, thì chỉ có 50 người (25%) tự nguyện đăng ký.

Vì sao lại có nghịch lýhiện nay có rất nhiều người muốn chích vaccine ngừa Covid -19 mà chưa được tiêm, trong khi nhân viên y tế là đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine trước lại lo sợ không dám hoặc không muốn tiêm vaccine?

Có rất nhiều lý do được đưa ra. Ngoại trừ yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, thì hầu hết các lý do tập trung vào 3 vấn đề:

  1. Không tin tưởng vào tác dụng bảo vệ của vaccine
  2. Nhân viên y tế rất sợ các tác dụng không mong muốn của vaccine, đặc biệt tác dụng phụ liên quan đến  tình trạng đông máu, huyết khối mà hiện nay rất nhiều thông tin về vấn đề này. Thậm chí một lý do khó tin nhưng có thật là có BS, ĐD không đi chích ngừa vì sợ tiêm bắp đau.
  3. Chủ quan cho rằng mình khỏe mạnh, không có bệnh nền, nếu lỡ mắc Covid- 19 thì  bệnh thể nhẹ không nguy hiểm đến tính mạng. Mặc khác có nhiều tin đồn cho rằng người châu Á ít mắc Covid -19!?

Nhân viên y tế bệnh viện  là những người tiếp xúc với nhiều người bệnh mỗi ngày nên khả năng bị lây nhiễm bệnh rất cao. Một khi bác sĩ, điều dưỡng bị lây bệnh nếu không được phát hiện sớm sẽ là nguồn lây cho rất nhiều người: các thành viên trong gia đình họ, bệnh nhân mà họ chăm sóc cũng như cộng đồng. Mặc khác khi mắc bệnh, sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đã có nhiều bác sĩ, điều dưỡng qua đời trong thời gian bắt đầu đại dịch cho đến nay.

Chỉ có tiêm vaccine phòng Covid- 19 nhanh và đạt  >  80% dân số thì mới có thể khống chế được đại dịch. Theo tờ New York Time May - 2020,  một nghiên cứu miễn dịch cộng đồng tự nhiên tại các thành phố lớn ở châu Âu và New York  kết quả chỉ đạt từ 7.1 đến 19.9%. Để đạt được miễn dịch cộng đồng theo kiểu lây bệnh tự nhiên này , thời gian sẽ rất lâu và đây sẽ là một thảm họa đối với nhiều quốc gia trên thế giới : Hoa kỳ, Brasil, Ấn Độ và hiện nay là các nước Đông Nam Á : Thái Lan, Phillipines, Cambodia...

Trên thế giới chính phủ các nước đang đẩy mạnh chủng ngừa toàn dân. Đó là cuộc chạy đua gia tỷ lệ tiêm vaccine và biến thể của Corona virus. Hiện nay biến thể ( variant) xuất hiện ngày càng nhanh và nhiều.  Người ta lo ngại đến một lúc nào đó vaccine hiện có sẽ không còn tác dụng bảo vệ!

Trong khi trẻ em < 18 tuổi hiện nay chưa được chỉ định chích ngừa vaccine phòng Covid- 19, việc do dự hoặc không tiêm vaccine phòng Covid- 19 đang là một trở ngại rất lớn trong mục tiêu khống chế đại dịch.

Theo nguyên tắc tiêm vaccine là gây miễn dịch chủ động ; nghĩa là đưa kháng nguyên vào cơ thể, cơ thể chủ động sinh ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Vaccine phòng Covid-19 thành công được nhờ công nghệ mới nhất là để cho cơ thể tự sản xuất ra kháng nguyên rồi từ đó sinh ra kháng thể theo hình thức “vaccine vector “và vaccine mRNA. Nguyên lý của vaccine hiện đang sử dụng tại Việt Nam là dùng 1 loại virus gây cảm lạnh (Virus Adeno) làm vật trung gian mang vật liệu di truyền của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 đến các tế bào của người. Sau khi tiêm chủng, virus Adeno sẽ tìm đến các tế bào đích và truyền vật liệu di truyền đó vào trong, tế bào có đoạn gene này sẽ tích cực sản xuất ra một loại protein gai của virus

SARS-CoV-2 và từ đó cơ thể sẽ điều động các tế bào miễn dịch tới tiêu diệt, nhận diện và sinh ra kháng thể. Vì vậy sau khi tiêm vaccine, đáp ứng miễn dịch sẽ rất mạnh và khả năng tạo kháng thể tốt  nhưng đồng thời phản ứng sau tiêm chủng cũng sẽ mạnh hơn như sốt, cảm giác ớn lạnh,mệt mi, đau cơ, đau đầu,đau ch tiêm... Tuổi trẻ, giới nữ mức độ phản ứng mạnh hơn các nhóm tuổi khác.

Tại việt Nam, trong quá trình triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 do AstraZeneca sản xuất hệ thống giám sát tiêm chủng đã ghi nhận khoảng 33% các trường hợp phản ứng nhẹ thông thường như đau, đỏ tại chỗ tiêm, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn. Các dấu hiệu này tự khỏi trong 1-2 ngày sau tiêm và không cần điều trị gì. Đây là dấu hiệu bình thường gặp không chỉ ở vaccine phòng Covid-19 mà còn ở các loại vaccine khác như sởi, ho gà, uốn ván,…

Theo GS Đặng Đức Anh Viện Vệ sinh dịch tể TW,  tỷ lệ phản ứng phụ : 26% phản ứng nhẹ, 0,7 phản ứng nặng, tất cả đều ổn trong thời gian ngắn.

Tại BV Nguyễn Tri Phương tiêm đợt đầu tiên 280 nhân viên, tuổi từ 23 -60 tuổi: không có phản ứng nặng,  27/280 sốt > 380, số khác là các phản ứng như cảm lạnh, mệt mi, đau tại chổ thoáng qua,  chỉ một người nhập viện theo dõi và xuất viện trong ngày.

Trên thế giới mới đây, các cơ quan báo chí thông tin Châu Âu ghi nhận một số trường hợp sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca có liên quan đến tình trạng đông máu, huyết khối, và một số quốc gia đã phải tạm ngưng sử dụng. những thông tin này gây tâm lý hoang mang trong dư luận, khiến nhiều người chần chừ hoặc hủy bỏ lịch tiêm chủng, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bao phủ của vaccine tại mỗi khu vực, quốc gia cũng như toàn cầu. Nhất là khi một số quốc gia dừng tiêm vaccine, số ca mắc Covid-19 ở các nước này tăng trở lại như Đức, Pháp, ..

Theo khuyến cáo của cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA) và WHO, trường hợp xuất hiện tình trạng giảm tiểu cầu và huyết khối tĩnh mạch liên quan đến tiêm vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca là rất hiếm gặp, trong khi lợi ích của việc tiêm vaccine mang lại trong việc bảo vệ mỗi cá nhân và cả cộng đồng lớn hơn rất nhiều so với những rủi ro rất hiếm gặp nói trên.

Tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại đã có hơn 100.000 người được tiêm vaccine phòng Covid -19. Đặc biệt đến nay chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào bị đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng.

 

Cho đến nay, theo y văn, tác dụng phụ chủ yếu là giai đoạn cấp tính, chưa ghi nhận biến chứng lâu dài sau hơn một năm theo dõi.

Nhiều người đi chích vaccine Covid- 19 với tâm trạng lo âu không biết tiêm có an toàn không, họ hồi hộp, đánh trống ngực , mạch nhanh, huyết áp tăng,... Sau khi được giải thích, trấn an họ mới bình tâm trở lại.

Tin đồn thì nhiều, đến từ nhiều nguồn khác nhau..Tin hay không là thái độ của từng nhân viên y tế. Người ta nghe và làm theo tin đồn là do thiếu thông tin, hoặc do thông tin chính thống chậm , không đầy đủ. Tại BV Nguyễn Tri Phương, trong quá trình thực hiện tiêm ngừa vaccine, BV cung cấp thông tin chính thống, trên nhiều khía cạnh cho nhân viên, số người đã chích vaccine phòng Covid -19 không có nhiều tác dụng phụ như tin đồn, đặc biệt vai trò tiên phong của các trưởng khoa, lãnh đạo BV đã tạo niềm tin cho nhân viên, nhờ đó số nhân viên tự nguyện đăng ký tiêm vaccine mỗi ngày một tăng.

Có nên chờ vaccine phòng Covid- 19 khác tốt hơn?

Đàm phán mua vaccine phòng Covid- 19 đang là vấn đề “hot” . Phải nhanh chân đặt hàng sớm mới mong được cung cấp. Giá cả là vấn đề lớn. Mỗi nước, mỗi thời điểm giá chênh lệch rất khác nhau. Nói chung vaccine hiện là mặt hàng khan hiếm, rất khó khăn trong việc nhượng mua. Hoa kỳ có được cung cấp nhiều loại vaccine số lượng lớn vì họ đặt hàng rất sớm từ giai đoạn còn thử nghiệm chưa được cấp phép và họ đã đầu tư số tiền rất lớn, từ 1 - 1,9 tỷ đô cho mỗi loại vaccine. Không dễ  để có vaccine sử dụng. Hàn quốc là một nước không nghèo nhưng do chậm chân nên hiện gặp khó khăn trong việc cung cấp vaccine.  

So sánh các loại vaccine hiện có với giá cho mỗi loại

Là cán bộ y tế trong thời điểm đại dịch Covid- 19 đang xy ra, chúng ta phải là những người có trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và cộng đồng, biết cân nhắc giữa cái lợi và tác dụng không mong muốn của việc tiêm vaccine phòng Covid- 19.

Nhân viên y tế không chích vaccine phòng Covid -19 thì ảnh hưởng rất lớn trước hết đến gia đình, bệnh nhân của họ và sau đó là cộng đồng. Sẽ không có ai tự nguyện tiêm vaccine phòng Covid- 19

Không ai bị ép buộc phải tiêm vaccine phòng Covid -19.

Tóm lại

Trong bối cảnh nhiều nước đang tích cực thực hiện các chiến dịch tiêm chủng để nhanh chóng đạt được miễn dịch cộng đồng, Việt nam không thể là một ốc đảo của thế giới nếu chúng ta do dự. Chúng ta không có nhiều chọn lựa và thời gian không chờ đợi.

Chủng ngừa vaccine phòng Covid -19 để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

Chủng ngừa là biện pháp tốt nhất và nhanh nhất tạo miễn dịch cộng đồng chống lại đại dịch.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top