Đau nửa đầu sau gáy bên trái là một triệu chứng mà rất nhiều người gặp phải. Hiện tượng này thường lành tính nhưng cũng có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy đau nhức nửa đầu sau gáy bên trái thường do những nguyên nhân nào, cách điều trị ra sao? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Đau nửa đầu sau gáy là hiện tượng đau ở vùng đầu, cổ gáy, mắt và hốc mắt. Cơn đau có thể thoáng qua hoặc lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Bệnh nhân cảm thấy đau nhói, âm ỉ hoặc dữ dội. Bệnh có thể khởi phát từ một triệu chứng báo trước nhưng cũng có thể đột ngột, không có một dấu hiệu nào.
Các triệu kèm theo thường là: nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, choáng váng, buồn nôn,…
Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, gây ra những khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
Đau đầu sau gáy, bao gồm cả bên trái và bên phải có thể là triệu chứng của các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như cảm lạnh hay cảm cúm. Một số trường hợp, bệnh có thể tiến triển nặng, biến chứng viêm não, viêm màng não thì hiện tượng đau đầu sau gáy có thể kèm theo sốt cao, co giật, cứng khớp cổ.
Khi một trong 2 dây thần kinh này bị chèn ép, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức hoặc ngứa rán ở một bên đầu, phía sau gáy.
Đây là một dạng của bệnh viêm dây thần kinh. Bệnh nhân không chỉ cảm thấy đau đầu sau gáy bên trái mà còn có thể đau ở hàm, vai, cổ. Một số trường hợp giảm khả năng thị giác.
Ngoài nguyên nhân bệnh lý, hiện tượng đau nửa đầu bên trái phía sau gáy có thể xảy ra do:
– Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, nước chè, cafe, thuốc lá,…
– Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Thiếu glucose trong một thời gian dài có thể sinh ra chứng đau đầu sau gáy, đặc biệt là bên trái.
– Chế độ sinh hoạt không điều độ: Giấc ngủ rất quan trọng với việc phục hồi chức năng của hệ thần kinh. Nếu không ngủ được, ngủ không sâu, giấc ngủ chập chờn thì bạn rất dễ bị đau đầu.
– Thuốc: Một số loại thuốc điều trị có thể có tác dụng phụ gây đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn,… Nếu lạm dụng các thuốc chữa đau đầu trong một thời gian dài có thể gây đau lan ra nửa đầu sau gáy.
– Sai tư thế: Mang vác vật nặng thường xuyên, đội mũ bảo hiểm quá nặng, ngồi sai tư thế, chấn thương,…đều có thể gây nên những cơn đau nửa đầu bên trái hoặc phải.
Đau nửa đầu sau gáy đa phần là lành tính. Tuy nhiên bạn cần đi khám ngay trong các trường hợp sau:
– Đau đầu mức độ vừa và nặng, tăng về cường độ và tần suất
– Đau đầu sau gáy kèm theo: sốt, cứng gáy, buồn nôn/nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động
– Xuất hiện triệu chứng thần kinh khu trú: yếu/liệt vận động, đi lại khó khăn …
– Người bệnh rối loạn ý thức, tâm lý, hành vi…
Các triệu chứng lâm sàng là những dấu hiệu “chỉ điểm” quan trọng, nhưng đa số các trường hợp để kết luận chính xác nguyên nhân gây bệnh và phương hướng điều trị, bạn cần phải làm một số xét nghiệm, chẩn đoán như:
– Xét nghiệm máu
– Chụp XQ cột sống cổ,
– MRI sọ não/cột sống cổ
– Khám chẩn đoán điện (điện cơ)
Để điều trị căn bệnh này, trước hết cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh là do bệnh lý hay các yếu tố chủ quan khác.
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có phương pháp điều trị tương ứng. Cụ thể như sau:
– Nếu nguyên nhân là do sai tư thế, người bệnh cần điều chỉnh lại tư thế ngồi, nằm cho phù hợp, tránh chèn ép gây đau đầu
– Nếu nguyên nhân do nhiễm trùng, bạn sẽ được kê một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm.
– Đối với đau đầu do viêm dây thần kinh chẩm, cách tốt nhất là chườm nóng hoặc chườm lạnh. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số thuốc như NSAIDs, giãn cơ, giảm đau thần kinh… Các loại thuốc này chỉ mang tính tham khảo. Bệnh nhân nên đi khám để được chẩn đoán và kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh.
Bên cạnh đó, cần áp dụng chế độ sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, làm việc quá sức. Như vậy, bệnh có thể sớm được cải thiện.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh