Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau răng là nứt răng, viêm răng hoặc áp xe răng. Các nguyên nhân khác bao gồm:
Đa số các trường hợp đau răng bất ngờ đều có thể dễ dàng điều trị được, do vậy, bạn nên đến gặp nha sĩ ngay. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tạm thời tại nhà.
Có một số loại thuốc không kê đơn bán sẵn tại các hiệu thuốc có thể giúp điều trị tình trạng đau răng, bao gồm:
NSAIDs
Các thuốc chống viêm NSAID ví dụ như ibuprofen hoặc naproxen có thể giúp điều trị đích vào tình trạng viêm và có thể giúp bạn giảm đau. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng sử dụng ibuprofen trong thời gian dài có thể gây kích ứng dạ dày, thận và gan.
Acetaminophen
Nếu bạn không thể sử dụng NSAIDs, acetaminophen là một lựa chọn tốt để giảm đau răng tạm thời. Hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc kỹ nhãn sản phẩm và tuân thủ hướng dẫn sử dụng để sử dụng đúng liều. Sử dụng quá nhiều acetaminophen có thể gây tổn thương gan.
Thuốc nhỏ răng và gel
Các loại gel hoặc thuốc nhỏ răng có thể giúp làm giảm tình trạng đau răng. Những sản phẩm này thường có chứa các thành phần như benzocaine, giúp làm tê vùng được bôi thuốc.
Trám răng tạm thời
Chất trám răng tạm thời, có bán sẵn ở các hiệu thuốc thường bán kèm với các dụng cụ sửa chữa để làm mềm miếng trám bị mất hoặc nắp bị lỏng. Tuy nhiên, bộ kit sửa chữa này sẽ không sử dụng được lâu. Bạn cần liên lạc với bác sĩ để thay thế chất trám răng tạm thời bằng việc hàn răng vĩnh viễn.
Tinh dầu đinh hương
Tinh dầu đinh hương là một biện pháp giảm đau răng phổ biến tại nhà. Trên thực tế, đinh dương đã được sử dụng trong rất nhiều thế kỷ để điều trị đau răng. Nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng đinh hương có chứa một hoạt chất có tên là eugenol có thể giúp làm tê vùng da tiếp xúc với tinh dầu. Bạn có thể tìm thấy tinh dầu đinh hương tại các siêu thị. Nhỏ một vài giọt tinh dầu đinh hương vào 1 thìa cà phê dầu ôliu, sau đó thấm tăm bông vào hỗn hợp này, đặt tăm bông lên răng bị đau và giữ 5-10 phút. Tinh dầu đinh hương được coi là an toàn, nhưng không nên sử dụng cho trẻ em.
Súc miệng nước muối
Súc miệng nước muối cũng có thể giúp làm giảm đau răng. Muối là một chất kháng khuẩn có thể giúp giảm viêm. Nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng súc miệng nước muối có thể giúp lợi luôn khoẻ mạnh và giúp kích thích vết loét mau lành. Bạn cso thể thoà một thìa cà phê muối với 200ml nước ấm, sau đó súc miệng trong 30 giây và nhổ ra.
Súc miệng oxy già
Để làm giảm đau tạm thời, bạn có thể cân nhắc đến việc súc miệng bằng oxy già hoà tan trong nước. Hãy bắt đầu bằng việc sử dụng oxy già 3% (là loại bán trong chai màu nâu ở đa số các hiệu thuốc). Trộn 1 hỗn hợp oxy già này với 2 phần nước, súc miệng khoảng 60 giây và nhổ ra. Sau đó, súc miệng lại với nước sạch. Nghiên cứu năm 2011 chỉ ra rằng súc miệng bằng oxy già có thể giúp làm giảm viêm lợi.
Tỏi
Tỏi có chứa allicin, một chất có tác dụng kháng khuẩn. Nghiên cứu năm 2015 chỉ ra rằng allicin có thể giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn có liên quan đến tình trạng đau răng. Nghiên cứu năm 2018 chỉ ra rằng allicin được tạo ra khi các tép tỏi bị nghiền nát, nhai hoặc đập dập. Dưỡng chất này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, do vậy, bạn cần phải sử dụng tỏi tươi. Bạn có thể thử nhai tỏi sống hoặc đập dập tỏi sau đó đắp trực tiếp lên răng bị đau.
Trà bạc hà
Trà bạc hà có thể giúp làm tê vùng bị đau trong miệng. Nghiên cứu năm 2013 chỉ ra rằng trà bạc hà có tác dụng kháng khuẩn và do vậy, có thể sử dụng trà bạc hà để chống lại vi khuẩn gây sâu răng trong miệng.
Đầu tiên, bạn đun rôi một ấm nước và thêm vài đó vài thìa lá bạc hà khô hoặc một gói trà bạc hà dạng túi lọc. Lọc sạch lá trà hoặc bỏ túi lọc ra và chờ cho trà nguội. Súc miệng bằng trà đã nguội. Bạn có thể sử dụng cách này bao nhiêu lần tuỳ thích để làm giảm đau.
Nha đam
Nha đam là một loại cây có hoạt chất kháng khuẩn và chống viêm. Nha đam có thể giúp làm giảm tình trạng viêm liên quan đến bệnh viêm lợi hoặc các vấn đề kích thích khác ở trong miệng.
Nghiên cứu năm 2015 chỉ ra rằng gel nha đam có thể giúp cải thiện triệu chứng viêm nha chu, một bệnh răng miệng nghiêm trọng có thể gây phá huỷ các loại xương hỗ trợ cho rằng. Nghiên cứu năm 2016 thậm chí đã chỉ ra rằng súc miệng bằng nha đam có hiệu quả trong việc làm giảm bệnh nha chu tương tự như chlorhexidine – một loại nước súc miệng phổ biến. Nên súc miệng với nha đam 30 giây một lần, 2 lần một ngày.
Nâng cao đầu
Cố gắng ngủ trong khi nâng cao đầu, có thể sử dụng gối hoặc thậm chí là vài cái gối. Việc này sẽ giúp dự phòng tình trạng tăng áp lực lên vùng đầu và miệng, từ đó giúp làm giảm sưng.
Chườm lạnh
Chườm lạnh có thể giúp làm giảm tình trạng sưng mặt hoặc làm giảm chấn thương ở vùng mặt. Đá lạnh có thể hạn chế các mạch máu, từ đó sẽ giúp làm giảm đau. Bạn có thể chườm lạnh bằng một túi đá hoặc bọc đá trong một chiếc khăn mỏng vào vùng hàm/mặt khoảng 15 phút. Không nên ăn hoặc nhai đá viên vì có thể sẽ làm nặng thêm tình trạng đau răng.
Cố gắng tránh các hoạt động dưới đây vì có thể làm nặng thêm tình trạng sâu răng, bao gồm:
Nếu bạn bị đau răng, bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt, đặc biệt là nếu bạn xuất hiện các triệu chứng sau:
Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu các dấu hiệu sau xuất hiện cùng với đau răng:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh