Hơi thở hôi không chỉ cho biết các vấn đề răng miệng hay bệnh về dạ dày mà đôi khi còn có thể tiết lộ nhiều căn bệnh tiềm ẩn khác. Và, kể cả khi hơi thở của bạn không có mùi và vô cùng thơm mát thì nó cũng có thể tiết lộ những điều không ngờ về sức khỏe.
Rất ít người thường xuyên khám, sàng lọc ung thư dạ dày. Nguyên nhân là vì thủ thuật khám là nội soi – một thủ thuật gây xâm lấn. Nhưng điều này có thể thay đổi với sự phát triển của kỹ thuật phân tích hơi thở mới đây, kỹ thuật này sẽ giúp nhận ra một vài thành phần trong hơi thở có liên quan đến ung thư dạ dày.
Một nghiên cứu tại Israsel kiểm tra hơi thở của 484 người đã không ăn gì trong vòng 12 tiếng và không hút thuốc ít nhất 3 tiếng trước khi bắt đầu kiểm tra.99/484 người được chẩn đoán là bị ung thư dạ dày nhưng chưa được điều trị. Kỹ thuật phân tích hơi thở thậm chí còn có thể tiết lộ chính xác bạn đang ở giai đoạn nào của quá trình ung thư, do đó có thể giúp bác sỹ nhận ra những bệnh nhân có nguy cơ cao. Mặc dù đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ, nhưng một nghiên cứu khác lớn hơn đang được tiến hành ở châu Âu để xác định liệu phân tích hơi thở có thể được sử dụng như một biện pháp hiệu quả để sàng lọc ung thư dạ dày hay không.
Các nhà nghiên cứu bệnh học có thể sẽ tiến hành thủ thuật sinh thiết và siêu âm để chẩn đoán ung thư phổi, nhưng sử dụng kỹ thuật phân tích hơi thở có thể sẽ có chi phí rẻ hơn và ít xâm lấn hơn, theo một nghiên cứu vào năm 2013. Bằng cách sử dụng một chiếc “mũi điện tử” được lập trình sẵn và có thể phát hiện ra nhiều hợp chất hữu cơ bay hơi khác nhau trong hơi thở, các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Latvia đã thu thập được 475 mẫu hơi thở, trong đó có 252 bệnh nhân ung thư phổi và 223 bệnh nhân mắc các bệnh khác về phổi. Trong số đó, có 265 người hút thuốc và 210 người không hút thuốc. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, trong số những người không hút thuốc, bệnh ung thư phổi sẽ được “mũi điện tử” nhận diện chính xác hơn (128 người) và chỉ chẩn đoán thiếu 5 người. Trong số những người hút thuốc, mũi điện tử nhận ra được 114 người bị ung thư phổi, và cũng chẩn đoán thiếu 5 người.
Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng một xét nghiệm phân tích hơi thở đơn gian để nhận ra những bệnh nhân đang bị suy tim, theo một nghiên cứu vào tháng 3/2013 trên Journal of the American College of Cardiology. Các nhà nghiên cứu tại Cleveland Clinic đã thu thập mẫu hơi thở của 41 bệnh nhân. 25 người trong số đó được chính thức chẩn đoán bị suy tim mất bù cấp tính. 16 người mắc phải những vấn đề khác về tim mạch nhưng không có dấu hiệu suy tim. Các nhà nghiên cưu sau đó sử dụng công nghệ để phân tích các mẫu hơi thở tìm các phân tử và các chất hóa học cho thấy dấu hiệu của suy tim. Và sau 2 tiếng, các bài kiểm tra hơi thở đã phân biệt một cách chính xác các bệnh nhân bị suy tim từ các bệnh nhân mắc các vấn đề khác về tim mạch.
Kiểm soát bệnh tiểu đường kém có thể sẽ khiến bạn dễ mắc các bệnh về nha chu và dễ bị khô miệng hơn. Khi lượng đường huyết không được giữ ổn định, cơ thể vốn đã rất yếu sẽ không thể chống lại được các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể làm tổn thương nướu (lợi). Những tình trạng nhiễm trùng này có thể dẫn đến hơi thở hôi. Nhưng nếu hơi thở của bạn có mùi trái cây hoặc có mùi giống mùi axeton (là loại nước dùng để tẩy sơn móng tay) thì có nghĩa là bạn có thể đang gặp phải một biến chứng rất nghiêm trọng của bệnh tiểu đường là nhiễm ceton axit. Khi cơ thể không có đủ insulin, cơ thể sẽ sử dụng các axit béo để tạo ra năng lượng và tạo ra các sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa chất béo là ceton axit. Những axit này bao gồm axeton, hydroxybyrate và axeton axetat, có thể tích tụ trong máu và làm người bệnh tiểu đường hôn mê hoặc tử vong.
Hơi thở có mùi tanh không chỉ do bạn vừa mới ăn hải sả, mà hơi thở có mùi tanh hoặc mùi giống mùi nước tiểu hay mùi amoniac còn đồng nghĩa với việc, có thể bạn bị suy thận.
Thận chịu trách nhiệm loại bỏ các chất hóa học độc hại ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Trong bệnh suy thận, hay còn được biết đến là bệnh thận giai đoạn cuối, thận đã bị tổn thương nặng và không còn khả năng lọc bỏ các chất cặn bã cũng như các chất hóa học độc hại ra khỏi máu nữa. Khi việc này xảy ra, các chất hóa họcd độc hại và các chất cặn bã sẽ tích tụ lại và có thể ảnh hưởng đến mọi cơ quan khác trong cơ thể. Hơi thở có mùi tanh xảy ra khi bệnh suy thẩn ảnh hưởng đến hệ hô hấp và gây ra các vấn đề về hơi thở.
Khi bạn thức dậy vào buổi sáng và thấy hơi thở mình có mùi, thì đó có thể là chuyện bình thường sau một giấc ngủ dài. Trong khi ngủ, việc tiết nước bọt sẽ giảm đi, làm các vi khuẩn gây mùi có cơ hội nhân lên và phát triển. Tuy nhiên, việc giảm tiết nước bọt trong khi ngủ đôi khi còn có nguyên nhân là bởi miệng bạn mở ra trong một khoảng thời gian dài khi ngủ. Những người mắc những rối loạn giấc ngủ, như chứng ngưng thở khi ngủ và ngủ ngáy có thể sẽ gặp phải các vấn đề khi thở bằng mũi và họ sẽ dễ thở bằng miệng khi ngủ hơn, do đó, làm tăng tình trạng hơi thở hôi.
Hơi thở hôi có thể là dấu hiệu của các vấn đề về đường ruột. Các vấn đề về đường ruột như trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản có thể sẽ biểu hiện thông qua hơi thở của bạn. Cả 2 tình trạng này có thể sẽ ngăn chặn việc tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Khi thức ăn không đi qua được hệ tiêu hóa, chúng sẽ bắt đầu thối rữa. Một lượng lớn thức ăn không được tiêu hóa thậm chí còn có thể gây nôn và gây hôi miệng. Các nha sỹ có thể sẽ phát hiện ra chứng trào ngược dạ dày thực quản khi họ phát hiện ra cổ họng bạn vị viêm đỏ và răng bạn bị axit ăn mòn. Nhưng trào ngược dạ dày thực quản không phải là vấn đề duy nhất về hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến hơi thở của bạn. Một nghiên cứu năm 2008 xuất bản trên Journal of Medical Microbiology chỉ ra rằng, vi khuẩn H.pylori gây loét dạ dày có thể khiến hơi thở có mùi nếu chúng phát triển trong khoang miệng.
Nhiễm trùng đường hô hấp ví dụ như bị cảm lạnh, bị cúm hay viêm xoang có thể là nguyên nhân gốc rễ của tình trạng hơi thở hôi. Khi hệ hô hấp bị nhiễm trùng hoặc khi các mô trong hệ hô hấp bị viêm, thì chất nhầy cùng với các vi khuẩn ăn tế bào sẽ hình thành. Dị ứng và hội chứng chảy dịch mũi sau ( postnasal drip ) cũng có thể gây hơi thở hôi vì mũi thường sẽ bị tắc khi mắc phải những hội chứng này. Việc ngạt mũi, tắc mũi sẽ buộc bạn phải thở bằng miệng, dẫn đến khô miệng và tạo cơ hội cho vi khuẩn gây hôi miệng phát triển.
Khi lớp men răng bị ăn mòn, các mẩu thức ăn thừa sẽ tích tụ lại trong các lỗ sâu răng. Vì việc chải răng không thể loại bỏ hoàn toàn được những mẩu thức ăn thừa này nên chúng có thể sẽ khiến vi khuẩn phát triển và gây ra hơi thở hôi. Bệnh nha chu là một bệnh khác cũng có thể gây hôi miệng. Khi nướu bị viêm do vi khuẩn, nướu sẽ rất đau và chảy dịch có mùi khó chịu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh