Nguyên nhân gây thừa răng

Tuy nhiên, có một số người có thể sẽ có nhiều răng hơn con số kể trên, tình trạng này được gọi là thừa răng. Trong đó, tình trạng răng dư kẽ giữa là dạng thừa răng phổ biến nhất. Răng dư kẽ giữa sẽ xuất hiện ở phía trước của răng hàm trên, ở giữa hoặc sau 2 răng cửa. Răng dư kẽ giữa thường có hình nón và thường xảy ra với răng trưởng thành nhiều hơn là với răng sữa. Răng dư kẽ giữa là một trường hợp hiếm gặp. Mặc dù tỉ lệ có thể khác biệt giữa từng quốc gia, khu vực, tuy nhiên, theo thống kê, tỷ lệ này có thể dao động từ 0.15-1.9% tổng dân số nói chung. Tình trạng răng dư kẽ giữa thường phổ biến ở nam giới hơn là ở nữ giới. Nếu bạn bị răng dư kẽ giữa, thì bạn cần được điều trị đúng lúc vì nếu để lâu có thể gây ra các vấn đề sức khỏe răng miệng lâu dài.

Nguyên nhân gây thừa răng

Nguyên nhân chính xác gây thừa răng, dư răng hiện vẫn chưa được biết rõ. Có thể là do yếu tố gen, yếu tố môi trường hoặc những thay đổi trong suốt quá trình phát triển răng miệng. Ngoài ra, răng thừa cũng có thể xuất hiện kèm với nhiều vấn đề về sức khỏe, ví dụ như:

  • Sứt môi hở hàm ếch
  • Hội chứng Gardner – một hội chứng di truyền hiếm gặp khiến nhiều phần của cơ thể sẽ phát triển bất thường
  • Loạn sản xương sọ: một tình trạng di truyền hiếm gặp có thể dẫn đến sự phát triển bất thường ở xương và răng
  • Hội chứng orofaciodigital: là một hội chứng di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến sự phát triển răng, miệng cũng như các đặc điểm về gương mặt, ngón tay và ngón chân.

 

Các yếu tố nguy cơ của tình trạng thừa răng

Thừa răng có thể dẫn đến nhiều biến chứng về răng, bao gồm:

Cản trở sự phát triển của các răng khác

Một trong số những biến chứng chính của tình trạng thừa răng là cản trở sự phát triển của các răng xung quanh, bao gồm:

  • Làm các răng xung quanh mọc chậm hơn
  • Làm thay đổi vị trí các răng xung quanh
  • Lệch khớp cắn của các răng
  • Hình thành khoảng trống giữa 2 răng cửa
  • Làm dịch chuyển vị trí các răng xung quanh, khiến các răng xung quanh bị cong, lệch bất thường
  • Tiêu chân răng của các răng xung quanh

Hình thành các nang

Khi các răng thừa không được nhổ, có thể dẫn đến hình thành các nang gọi là các u nang giả. Nhìn chung, các u nang giả có kích thước nhỏ sẽ không gây ra các triệu chứng. Nhưng, nếu các u nang phát triển lớn hơn, sẽ gây sưng hoặc thay đổi vị trí các răng xung quanh.

Ảnh hưởng đến khoang mũi

Trong một số trường hợp, thừa răng có thể sẽ gây ảnh hưởng đến khoang mũi, thay vì khoang miệng. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp. Nếu bị ảnh hưởng do thừa răng, khoang mũi có thể bị đau, sưng và bất thường về cấu trúc.

 

Nhỏ bỏ răng thừa và các biện pháp điều trị khác

Để điều trị tình trạng thừa răng, phương pháp điều trị phổ biến là nhổ răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ví dụ như nếu răng thừa là răng sữa và không gây biến chứng gì, thì nha sĩ có thể sẽ không nhổ mà chỉ theo dõi thêm.

Có 2 dạng nhổ răng chính:

  • Nhổ răng thông thường: răng sẽ được nhổ mà không cần cắt lợi
  • Nhổ răng phẫu thuật: phức tạp hơn và sẽ cần phải cắt và khâu lợi.

Nhưng nhìn chung, ngay sau khi được chẩn đoán, thường thì răng thừa sẽ được nhổ đi mà không phải chờ đợi quá lâu để dự phòng các biến chứng xảy ra với các răng xung quanh.

Tuy nhiên, nếu nhổ răng thừa quá sớm cũng sẽ đi kèm với một số nguy cơ. Nhổ răng có thể sẽ ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh, đặc biệt là vị trí của các răng vĩnh viễn. Khi đó, việc nhổ răng có thể được trì hoãn. Thông thường, sau khi nhổ răng, sẽ phải tiến hành thêm một số thủ thuật nha khoa nữa để có hàm răng đẹp ví dụ như định hình hoặc niềng, kéo các răng xung quanh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top