Bệnh về nướu xảy ra khoảng 47% người trên 30 tuổi và 70% người trên 65 tuổi. Có hai giai đoạn là viêm nướu và viêm nha chu:
Viêm nướu là giai đoạn đầu của các bệnh lý về nướu, khi đó nướu bị đỏ, sưng hoặc chảy máu. Viêm nha chu là giai đoạn sau, lúc đó nướu bắt đầu tách ra khỏi răng. Viêm nướu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu. Một số dấu hiệu và triệu chứng của viêm nha chu bao gồm:
Vệ sinh răng miệng đúng cách và đánh răng thường xuyên giúp làm giảm vi khuẩn gây ra bệnh. Nhìn chung, viêm nha chu cần điều trị. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, các cách điều trị bao gồm:
Răng được bao bọc một lớp bên ngoài được gọi là men răng và một lớp bên trong mềm hơn được gọi là ngà răng. Ngà răng được tạo thành từ các ống ngà rất nhỏ, nối với các dây thần kinh bên trong răng. Khi men răng yếu hoặc bị tổn thương, các ống này lộ ra tạo điều kiện yếu tố nóng, lạnh tiếp xúc với dây thần kinh. Điều này dẫn đến cảm giác răng ê buốt.
Răng tăng nhạy cảm khi đánh răng hoặc ăn thức ăn nóng, lạnh gây cảm giác ê buốt. Một số người bị đau âm ỉ liên tục. Những người tổn thương men răng có thể gây bị đau răng lan rộng.
Nếu không có dấu hiệu sâu răng thì sử dụng kem đánh răng giảm nhạy cảm, bôi fluoride dưới dạng gel hoặc chất làm giảm mẫn cảm lên vùng răng bị ảnh hưởng để bảo vệ men răng. Cần phải điều trị thêm nếu có dấu hiệu nặng hơn.
Sâu răng là hiện tượng một lỗ sâu phát triển trên bề mặt men răng. Các lỗ sâu nếu không điều trị sẽ trở nên lớn hơn, xâm lấn vào các cấu trúc sâu bên trong và có thể vào tủy hoặc dây thần kinh của răng, gây đau lan đến các răng khác hoặc lên hàm.
Một vài trường hợp, sâu răng dẫn đến áp xe răng. Ổ nhiễm trùng hình thành bên trong răng hoặc sâu bên trong nướu. Triệu chứng của áp xe răng bao gồm:
Để điều trị, nha sĩ sẽ khoan lỗ sâu và trám lại. Nặng hơn có thể phải lấy tủy hoặc nhổ răng.
Áp xe răng cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, đồng thời áp dụng các biện pháp bảo vệ răng miệng.
Số ít trường hợp, áp xe răng không điều trị sẽ lây lan vào máu và các vùng khác của cơ thể. Vì vậy, khi nghi ngờ bị áp xe răng nên đi khám ngay.
Đây là một thói quen thường gặp ở những người căng thẳng hoặc lo lắng quá mức và thường xảy ra khi ngủ. Nghiến răng làm mòn men răng đồng thời làm hư hoặc gãy răng, gây đau. Người nghiến răng còn có thể có các triệu chứng sau:
Để phòng ngừa nghiến răng khi ngủ, nha sĩ khuyên nên đeo miếng bảo vệ răng (Mouth guard) vào ban đêm để ngăn hàm răng trên và dưới không tiếp xúc với nhau. Các phương pháp sau có lợi cho người hay nghiến răng:
Người nghiến răng trong một thời gian dài cần đến nha khoa để điều trị mòn răng do nghiến răng gây ra.
Hội chứng khớp thái dương hàm (TMJ) là một tình trạng cơ xương ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm. Khớp này nối xương hàm dưới với hộp sọ. Người mắc hội chứng hội chứng khớp thái dương hàm bị đau đột ngột hoặc dữ dội ở hàm, tai hoặc thái dương và lan đến răng.
Một số triệu chứng khác bao gồm:
Các yếu tố và điều kiện sau làm tăng nguy cơ mắc hội chứng hội chứng khớp thái dương hàm:
Điều trị hội chứng hội chứng khớp thái dương hàm phụ thuộc vào nguyên nhân. Một số phương pháp bao gồm:
Răng mọc chen chúc gây áp lực lên nhau gây đau đồng thời có thể lệch hàm khi ngậm. Các bác sĩ nha gọi là lệch khớp cắn.
Răng mọc chen chúc và lệch gây áp lực đau ở một hoặc nhiều vùng trong miệng. Đôi khi, tất cả các răng có thể bị đau.
Một số triệu chứng bao gồm:
Ngoài việc gây đau, còn tiềm ẩn vi khuẩn gây nguy cơ sâu răng và các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Để ngăn ngừa và điều trị có các phương pháp sau:
Viêm xoang là một thuật ngữ y học để chỉ tình trạng viêm của các xoang. Xoang là những hốc nhỏ rỗng nằm sau gò má và trán.
Viêm xoang gây ra áp lực đau đột ngột ở hàm và lan đến răng. Các vùng khác có thể bị đau hoặc mềm bao gồm: Trán, Vùng mắt và Má.
Một số triệu chứng khác bao gồm:
Hầu hết viêm xoang sẽ cải thiện trong vòng 2–3 tuần . Trong thời gian này, có thể điều trị tại nhà như sau:
Nếu không cải thiện hoặc đau nhiều hơn thì nên đến gặp bác sĩ. Nếu viêm xoang là do nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh. Một vài trường hợp, có thể kê thêm thuốc nhỏ mũi corticosteroid.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau răng. Tuy nhiên, chẩn đoán nguyên nhân không chỉ dựa vào các triệu chứng. Vì vậy, nên đến gặp nha sĩ nếu gặp bất kỳ loại đau răng nào.
Một số tình trạng đau răng cho thấy cần phải điều trị liền. Ví dụ như triệu chứng của áp xe răng nên đặt lịch khám nha khoa gấp.
Số ít trường hợp, nhiễm trùng do áp xe răng không được điều trị sẽ lây lan sang các vùng khác của cơ thể, dẫn đến biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ra cơn đau răng đột ngột. Các phương pháp điều trị tại nhà như bôi gel giảm mẫn cảm, chườm ấm và thuốc giảm đau OTC có thể tạm thời khiến cơn đau răng giảm đi. Tuy nhiên, những phương pháp này sẽ không giải quyết được nguyên nhân gây ra đau răng.
Khi gặp bất kỳ loại đau răng nào nên đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Đến sớm sẽ giúp phòng ngừa vấn đề sức khỏe răng miệng trở nên nặng hơn.
Xem thêm: Sức khoẻ răng miệng và dự phòng viêm nội tâm mạc
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh