✴️ Sức khoẻ răng miệng và dự phòng viêm nội tâm mạc

Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng là nhiễm trùng của màng ngoài tim, thường do vi khuẩn (thường do các vi khuẩn như streptococci hoặc staphylococci) hoặc nấm. Triệu chứng điển hình là gây sốt, nhịp tim, buồn nôn, thiếu máu, tắc mạch, và sùi nội mạc cơ tim cùng các van tim Sùi nội mạc có thể dẫn đến biến chứng hở hoặc hẹp van tim, áp xe cơ tim, hoặc phình mạch. Chẩn đoán đòi hỏi phải có biểu hiện nhiễm vi sinh vật trong máu và siêu âm tim. Điều trị bao gồm điều trị kháng sinh kéo dài và phẫu thuật.

Dự phòng viêm nội tâm mạc đã thay đổi như thế nào?

Năm 2007, Uỷ ban Viêm nội tâm mạc của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng với các chuyên gia đã đưa ra hướng dẫn phòng ngừa bệnh. Từ kết quả một số nghiên cứu, Ủy ban nhận thấy rằng một số lượng nhỏ bệnh nhân viêm nội tâm mạc có thể được phòng ngừa bằng kháng sinh khi thực hiện các thủ thuật nha khoa. Ở những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng nếu mắc viêm nội tâm mạc, điều trị dự phòng kháng sinh nên được thực hiện trước các thủ thuật nha khoa liên quan đến thao tác trên nướu răng.

Có rất ít trường hợp vi khuẩn từ miệng khởi phát viêm nội tâm mạc ở người nguy cơ cao. Đây là những điều thực sự xảy ra: Vi khuẩn được tìm thấy trong các mảng bám trên răng, chúng sinh sôi và gây ra bệnh viêm nướu (bệnh nướu răng). Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể trở nên nặng hơn. Nướu bị viêm (đỏ và sưng) và thường bị chảy máu khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc một số thủ thuật nha khoa liên quan đến thao tác trên nướu. Khi nướu bị chảy máu, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu lây nhiễm các cơ quan khác của cơ thể. Trong trường hợp viêm nội tâm mạc, bệnh ảnh hưởng đến màng nội mạc của tim và bề mặt của các van tim do vi khuẩn bám vào các bề mặt này và tạo ra các ổ vi khuẩn.

Do tình huống này hiếm gặp nên những hướng dẫn mới đều chỉ khuyến cáo dự phòng kháng sinh trước thủ thuật nha khoa ở những đối tượng có nguy cơ cao bị các biến chứng nghiêm trọng nếu mắc bệnh. Thực tế thấy rằng nếu dùng kháng sinh dự phòng cho mọi đối tượng, nguy cơ của thuốc hơn nhiều so với lợi ích mà nó mang lại.

Ai nên được dùng kháng sinh dự phòng trước thực hiện thủ thuật Nha khoa?

Để ngăn ngừa viêm nội tâm mạc, bệnh nhân có bệnh lý tim mạch sẽ được dùng một liều kháng sinh khoảng một giờ trước khi bắt đầu thủ thuật nha khoa. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ hiện khuyến cáo chỉ nên dùng thuốc kháng sinh trước khi điều trị nha khoa nếu bạn có:

  • Đã từng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trước đây.
  • Van tim nhân tạo hoặc có vật liệu nhân tạo khác trong điều trị sửa chữa van tim.
  • Bệnh van tim hoặc đã ghép tim.
  • Các bệnh tim bẩm sinh bao gồm: tim bẩm sinh có tím chưa được phẫu thuật, bệnh tim bẩm sinh đã được phẫu thuật hoàn toàn và có vật liệu hay thiết bị nhân tạo trong 6 tháng đầu sau phẫu thuật; tim bẩm sinh được phẫu thuật không hoàn toàn còn tổn thương ở gần thiết bị hay vật liệu nhân tạo.

dùng kháng sinh dự phòng trước thực hiện thủ thuật Nha khoa

Những thủ thuật nào được khuyến cáo kháng sinh dự phòng?

Các khuyến cáo mới đề nghị dùng kháng sinh dự phòng viêm nội tâm mạc khi thực hiện các thủ thuật nha khoa có đụng chạm mô nướu hoặc vùng quanh chân răng hoặc gây thủng màng nhày miệng.

Kháng sinh dự phòng không được khuyến cáo trong chích thuốc tê xuyên qua mô không nhiễm khuẩn, chụp X-quang răng, đặt nẹp chỉnh răng, rụng răng sữa, chấn thương môi hoặc khoang miệng.

Những điều khác giúp giảm nguy cơ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

  • Thông báo nha sĩ biết nếu thông tin sức khỏe của bạn. Hãy nhớ cho nha sĩ của bạn biết nếu bạn có phẫu thuật tim hoặc mạch máu trong vòng sáu tháng qua cũng như có các bệnh lý tim khác.
  • Cung cấp cho nha sĩ của bạn các loại thuốc của bạn, cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn bạn đang dùng.
  • Nha sĩ của bạn có thể muốn hỏi ý kiến ​​các bác sĩ điều trị của bạn về kế hoạch chăm sóc răng miệng và lựa chọn thuốc của bạn, do đó, nha sĩ có thể cần.
  • Vệ sinh răng miệng tốt. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày; dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày; súc miệng bằng nước súc miệng sát khuẩn ít nhất một lần một ngày. Sức khỏe răng miệng tốt là rất quan trọng đối với những bệnh nhân có nguy cơ bị viêm nội tâm mạc.

Viêm nội tâm mạc có triệu chứng gì?

Các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt không giải thích được;
  • Ớn lạnh về đêm;
  • Mệt mỏi, đau cơ, đau khớp;
  • Uể oải, khó chịu trong người.

Hãy lưu ý rằng, kháng sinh làm giảm đáng kể nguy cơ viêm nội tâm mạc. Tuy nhiên, nó không đảm bảo 100%. Hầu hết các trường hợp viêm nội tâm mạc liên quan đến thủ thuật xảy ra trong vòng hai tuần sau khi làm thủ thuật. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ngoài thời gian này thì có thể bạn không bị viêm nội tâm mạc.

Có thể bạn quan tâm: Nhiễm trùng răng và kháng sinh điều trị

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top