Răng là một trong những phần cứng nhất của cơ thể. Răng được phủ bởi men răng – thành phần cứng nhất cơ thể, răng của bạn có thể chịu sự mài mòn trong thời gian dài, với cường độ cao. Tuy nhiên, nếu bạn để mảng bám tích tụ và cứng lại, bạn có thể gặp phải nguy cơ hình thành cao răng. Cao răng có thể tàn phá sức khỏe răng miệng và có thể dẫn đến các bệnh về nướu. Vậy sự khác nhau giữa hai thành phần này là gì? Và làm cách nào để ngăn ngừa tình trạng hình thành hai yếu tố này?
Mảng bám trên răng là thứ mà ai cũng có trên răng. Lớp màng mềm, dính này sẽ tích tụ lại trên răng sau khi ăn bao gồm cả vi khuẩn, trộn lẫn với nước bọt và cả thức ăn. Theo các chuyên gia, mảng bám trên răng tích tụ trên 500 chủng loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn không có lợi cho răng miệng.
Các vi khuẩn có hại sản sinh ra acid sau khi bạn ăn hoặc uống, đặc biệt là sau khi bạn ăn hay uống các đồ uống có chứa đường. Lượng acid này sẽ tấn công men răng của bạn, kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả răng và các thành phần khác trong khoang miệng.
Nếu mảng bám không được loại bỏ, nó có thể trở nên cứng theo thời gian và tích tụ lại trên men răng. Khi đó, nó được gọi là cao răng. Sự hình thành các mảng bám và tích tụ dần dần thành cao răng có thể ảnh hưởng lên phần nướu và khiến phần nướu trở nên mềm, sưng lên và trở thành giai đoạn đầu của bệnh nha chu hay viêm nướu.
Để phòng tránh việc tích tụ mảng bám trên răng, một số điều quan trọng cần làm bao gồm:
Vệ sinh răng miệng chìa khóa để ngăn tình trạng hình thành cao răng. Nếu bạn không đánh răng và xỉa răng thường xuyên, mảng bám có thể tồn tại trên răng lâu hơn và tăng nguy cơ hình thành cao răng. Việc mảng bám được hình thành dựa trên các chất khoáng và nước bọt cũng sẽ khiến chúng trở nên cứng hơn và khó bị loại bỏ.
Cao răng cũng có thể lắng xuống bên dưới viền nướu, và sẽ càng khó làm sạch hơn. Khi bạn gặp tình trạng cao răng lan xuống dưới, bạn sẽ bắt buộc phải đến gặp nha sĩ để loại bỏ chúng nếu không muốn gặp phải các bệnh nha chu. Giai đoạn đầu của các bệnh nha chu bạn có thể gặp phải tình trạng viêm nướu, lợi bị sưng đỏ và có thể chảy máu. Nếu giai đoạn này không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng hơn thành viêm nha chu. Khi đó, nướu có thể bị tụt khỏi vùng chân răng. Trong một số trường hợp nặng, nướu tụt quá thấp có thể khiến răng lung lay hay rụng.
Cả hai đều gây ra những vấn đề răng miệng, nhưng giữa chúng có những điểm khác biệt.
Cách thức hình thành khác nhau
Mảng bám hình thành trên răng từng ngày qua ngày, sau khi bạn ăn uống đặc biệt là các đồ ăn chứa nhiều đường, carbohydrate. Bạn có thể chải răng và xỉa răng hàng ngày để loại bỏ chúng, trước khi chúng tích tụ lâu dần và cứng lại thành cao răng.
Hình thức khác nhau
Mảng bám sẽ cho bạn cảm giác mờ, trơn khi bạn lấy lưỡi và lướt qua chúng. Nhìn chung, chúng không có màu nên khó nhìn thấy.
Cao răng khác với mảng bám, cho cảm giác rợn rợn sần sùi khi cảm nhận bằng lưỡi. Cao răng cũng có màu, thường là màu vàng hoặc nâu.
Cách loại bỏ khác nhau
Mảng bám có thể loại bỏ bằng cách chải răng và xỉa răng hàng ngày, trong khi cao răng chỉ có thể loại bỏ bằng cách lấy cao răng ở các cơ sở nha khoa.
Cách tốt nhất để ngăn chặn việc hình thành cao răng chính là loại bỏ mảng bám và ngăn chúng tích tụ dần dần rồi cứng lại thành cao răng. Mảng bám có thể đông cứng rất nhanh, chỉ sau vài giờ và thành cao răng. Đó là lý do vì sao vệ sinh răng miệng là rất quan trọng, và đặc biệt bao gồm cả chải răng và xỉa răng.
Để loại bỏ mảng bám và dự phòng việc tích tụ cao răng, các chuyên gia khuyến nghị các bước thực hiện bao gồm:
Chải răng 2 lần một ngày. Bạn nên chải răng 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng chống mảng bám và có bổ sung flo. Tối thiểu mỗi lần chải răng nên là 2 phút.
Xỉa răng ít nhất 1 lần mỗi ngày. Bạn nên sử dụng tăm chỉ nha khoa để xỉa răng, làm sạch các vùng răng mà chải răng không thể chạm được như kẽ răng, mặt trong răng.
Hạn chế các đồ ăn có chứa nhiều đường, snack… Nếu bạn ăn hay uống các đồ ăn nhiều đường, hãy chải răng ngay sau khi ăn.
Kiểm tra răng miệng thường xuyên và thực hiện các biện pháp nha chu chuyên nghiệp. Cách duy nhất để loại bỏ cao răng chính là đến gặp nha sĩ. Bạn nên thực hiện việc kiểm tra răng miệng 6 tháng 1 lần, và nên điều trị các bệnh răng miệng nếu có.
Cân nhắc sử dụng chất trám răng nếu bị sâu răng. Việc trám bít chỗ sâu có thể giúp bảo vệ răng chống lại 80% sâu răng trong 2 năm và có thể duy trì 50% tới 4 năm.
Mảng bám hình thành và tích tụ trong thời gian dài có thể dẫn đến cứng và chuyển thành cao răng. Việc hình thành cao răng có thể khiến phá hủy men răng và tăng nguy cơ các bệnh nha chu. Hãy thực hiện việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách chải răng, xỉa răng đều đặn thường xuyên và đặt lịch khám nha khoa định kỳ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh