✴️ Phòng tránh rối loạn thái dương hàm

Nội dung

Nhận biết bệnh rối loạn thái dương hàm

phong-tranh-roi-loan-thai-duong-ham

Cơ thái dương hàm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động nhai, nói, nuốt của con người

Những triệu chứng bệnh rối loạn thái dương hàm thường bị bỏ qua, bởi giai đoạn đầu bệnh thường chỉ thấy triệu chứng kêu lúc cụ khi há miệng, hơi khó khi mở rộng miệng.
Khi bệnh trở nặng, triệu chứng trở nên rõ rệt hơn: đau ở cơ hàm, khớp thái dương hàm, đau xuất hiện khi không hoặc có cử động hàm, khoa há miệng lớn được; khi há hàm dưới bị lệch và không thẳng.
Nguyên nhân gẫn đến rối loạn thái dương hàm:  Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loại thái dương hàm như sự ăn khớp của các răng không tốt, mất răng lâu ngày không trồng răng giả khiến răng bên cạnh nghiêng vào khoảng mất răng, răng mọc lệch lạc, chấn thương ở khớp thái dương hàm; do những khiếm khuyết cấu trúc của khớp thái dương hàm. Ngoài ra, còn có thể do các bệnh lý toàn thân như viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp, hay do thói quen siết chặt răng, nhai kẹo cao su thường xuyên, stress, trầm cảm…

phong-tranh-roi-loan-thai-duong-ham.png2

Rối loạn thái dương hàm gây khó khăn cho việc vận động cơ hàm, khó há miệng

Rối loạn khớp thái dương hàm nếu không phát hiện và điều trị sẽ dẫn đến việc phá hủy các cấu trúc của khớp thái dương hàm, gây đau cơ đau khớp, khó khăn khi nhai, nuốt hay khi nói chuyện. Ngoài ra, còn có thể gặp các biểu hiện khác như đau trong tai, ù tai, rối loạn thăng bằng, giảm thính lực…


Điều trị rối loạn khớp thái dương hàm
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị bệnh: điều trị xâm lấn và không xâm lấn:
Đối với điều trị không xâm lấn như:vật lý trị liệu, bài tập cho cơ hàm và cổ, điều trị bằng các thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ, an thần, …theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị xâm lấn: là mài chỉnh hàm trên loại bỏ các vướng, cộm làm hàm dưới vận động không thoải mái, làm răng giả cho các răng đã mất, chỉnh hình các răng lệch lạc, có thể phẫu thuật can thiệp trực tiếp vào khớp thái dương hàm.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày, cần đến nha sĩ để khám và làm chỉnh hình răng khi có răng lệch, vệ sinh răng miệng hàng ngày, tránh siết chặt răng, nghiến răng, cắn vật cứng, nhai kẹo cao su thường xuyên, giảm stress.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top