Mặc dù có hiệu quả, nhưng kháng sinh không phải là không có tác dụng phụ. Đôi khi kháng sinh sẽ gây ra các vấn đề tiêu hoá như buồn nôn, đầy bụng và tiêu chảy.
Ngoài ra, một số loại kháng sinh, ví dụ như tetracyclin có thể liên quan đến các vấn đề về sức khoẻ răng miệng, như gây ố vàng răng. Do có nguy cơ gây ố răng vĩnh viễn, nên loại kháng sinh này hiện nay sẽ không được kê cho một số đối tượng nhất định.
Tetracyclin là một loại kháng sinh được sử dụng từ khoảng 60 năm nay. Cũng giống như các loại kháng sinh khác, Tetracyclin thường được kê cho các tình trạng nhiễm khuẩn, mụn trứng cá và tiêu chảy khi đi du lịch.
Trong những năm 1950, bác sĩ thường kê Tetracyclin cho tất cả mọi người, kể cả trẻ em ở mọi độ tuổi, vì nhiều tình trạng nhiễm khuẩn khác nhau. Tuy vậy, đến nay, bác sĩ chủ yếu kê Tetracyclin cho người trưởng thành và trẻ em trên 8 tuổi vì thuốc có thể gây đổi màu răng ở trẻ nhỏ. Đổi màu răng có thể xảy ra ở trẻ có mẹ phải uống kháng sinh trong suốt thời kỳ mang thai hoặc cho con bú hoặc trong những năm đầu đời khi răng mới phát triển. Tình trạng ố răng này thậm chí có thể xuất hiện từ trước khi mọc răng.
Báo cáo đầu tiên về trường hợp ố răng do Tetracyclin là vào năm 1956 trên một trẻ em, tuy vậy, các bác sĩ vẫn tiếp tục kê loại kháng sinh này cho trẻ em cho đến những năm 1980. Tetracyclin có thể khiến răng đổi sang màu xám, nâu hoặc vàng và có thể ngấm sâu vào men răng. Do trẻ phơi nhiễm với Tetracyclin trong bào thai hoặc khi đang bú mẹ cũng bị đổi màu răng nên loại thuốc này hiện nay không được kê cho phụ nữ mang thai và cho con bú nữa, đặc biệt là trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
Tetracyclin không phải là loại kháng sinh duy nhất ảnh hưởng đến răng, các dẫn xuất kháng sinh khác, như doxycycline và minocycline cũng có thể gây ra tác dụng phụ tương tự.
Đổi màu răng sẽ xảy ra khi Tetracyclin gắn với canxi – một khoáng chất cần cho sự phát triển của răng. Quá trình gắn này sẽ xảy ra trong khi khoáng hoá và canxi hoá răng, dẫn đến đổi màu răng nghĩa là việc đổi màu răng xảy ra phía dưới bề mặt của răng. Khác với đổi màu răng do thực phẩm/đồ uống, thường xảy ra trên bề mặt của răng.
Khi phơi nhiễm với Tetracyclin, răng mới mọc của trẻ có thể sẽ có màu vàng huỳnh quang, nhưng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời màu vàng huỳnh quang có thể đổi thành màu nâu hoặc xám theo thời gian. Do ánh nắng mặt trời có thể ảnh hưởng đến màu răng, nên các răng cửa thường sẽ bị đổi màu nhiều nhất, răng hàm và răng nanh cũng có thể bị đổi màu, nhưng không đáng kể.
Không phải tất cả các trẻ đều bị đổi màu răng với cùng mức độ. Mức độ đổi màu sẽ phụ thuộc vào:
Trẻ phải tiếp xúc nhiều với kháng sinh trong thời gian dài, với liều cao sẽ có mức độ ố răng cao hơn. Một số trẻ chỉ bị ố nhẹ, có thể răng sẽ có màu vàng nhạt hoặc xám nhạt. Nhưng một số trẻ khác có thể có màu vàng đậm hoặc răng có màu xanh đậm hoặc xám đậm.
Tetracycline không chỉ ảnh hưởng đến màu sắc của răng. Tiếp xúc với kháng sinh còn có thể làm suy yếu men răng, khiến răng có nguy cơ sâu cao hơn. Sâu răng sẽ cần phải tiến hành hàn răng. Để bảo vệ men răng của bạn, cần:
Câu trả lời là có. Tetracycline có thể trộn với nước bọt, hình thành các đốm tối màu trên răng của bạn. Sự khác biệt lớn nhất đó là tình trạng đổi màu trên răng của người lớn chỉ là tạm thời. Các thủ thuật làm sạch răng ở phòng khám nha khoa có thể giúp loại bỏ tình trạng này.
Vì Tetracycline làm ố răng theo một cách rất đặc biệt, nên thủ thuật làm trắng răng nha khoa sẽ không giải quyết được tình trạng này. Các biện pháp làm trắng răng đôi khi sẽ không hiệu quả hoặc sẽ mất nhiều thời gian hơn để thấy hiệu quả. Ví dụ, mọi người thường sử dụng máng ngậm trắng răng qua đêm có thể sẽ thấy hiệu quả trong vòng 6 tuần. Nhưng nếu răng bị ố do Tetracycline, bạn có thể mất tới 12 tháng răng mới có thể trắng lại, thậm chí hơn 1 năm, răng của bạn cũng không trắng được như bạn mong muốn.
Nếu các biện pháp tẩy trắng răng không hoạt động, bạn có thể sử dụng veneer. Biện pháp này sẽ sử dụng một vỏ mỏng có màu giống răng phủ lên bề mặt ngoài của răng, giúp che đi khuyết điểm và tình trạng không đều màu của răng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh