Kỹ thuật bơm xi măng sinh học chữa xẹp đốt sống lưng do loãng xương

Nội dung

1. Đại cương
Xẹp đốt sống do loãng xương là một bệnh lý phổ biến ở người bệnh loãng xương, phụ nữ mãn kinh và người cao tuổi. Bệnh không chỉ gây đau lưng dai dẳng, hạn chế vận động ở các mức độ khác nhau, thậm chí không đi lại được. Sự bất động tại chỗ, đặc biệt với người già có thể gây nên các biến chứng nhiễm trùng phổi, tiết niệu, loét vùng tỳ đè… và tử vong.
Bơm xi măng cột sống là phương pháp can thiệp tối thiểu hàng đầu trong điều trị lún, xẹp, gãy, mất đốt sống. Xi măng được bơm vào đốt sống là xi măng sinh học hay còn gọi là xi măng xương
Xi măng sinh học là một loại vật liệu được sử dụng trong ngành y học khá phổ biến nhờ vào có tính chất vật lý đặc biệt. Xi măng sinh học là 1 vật liệu gồm 2 thành phần:
• PMMA/MMA-styren copolymer
• MMA dạng lỏng
Đây là 2 thành phần có khả năng tương thích với mô sinh học con người. Có hai kỹ thuật bơm xi măng sinh học là bơm xi măng sinh học không dùng bóng (Vertebroplasty) và bơm xi măng sinh học dùng bóng (Kyphoplasty). Xi măng sinh học được áp dụng trong các lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, từ đó mang lại chất lượng sống tốt hơn cho người bệnh. Khi bơm vào đốt sống, xi măng sinh học sẽ cứng dần và gắn kết rất chắc, có tác dụng như một đốt sống bình thường, nhờ đó mang lại hiệu quả vĩnh viễn mà không gây ra biến chứng.

2. Chỉ định:
• Người bệnh xẹp đốt sống do loãng xương
• Đau lưng tương ứng với vị trí đốt sống bị xẹp, không hay ít đáp ứng với điều trị nội khoa
• Trên phim cộng hưởng từ có hình ảnh phù nề thân đốt sống
• Người bệnh bị chấn thương cột sống mức độ nhẹ, loãng xương kèm theo, không có biểu hiện tổn thương thần kinh, trên cắt lớp vi tính cột sống vững.

3. Chống chỉ định

4. Ưu điểm và hiệu quả của kỹ thuật
Kỹ thuật bơm xi măng sinh học được đánh giá cao trong chấn thương chỉnh hình bởi những ưu điểm vượt trội so với những phương pháp truyền thống trước đây:
• Độ an toàn cao
• Vết chọc kim vào chỉ 3-5mm ở trên da
• Thời gian làm thủ thuật rút ngắn, thông thường khoảng 30-45 phút
• Làm bền vững đốt sống mà không cần gây mê
• Không gây mất máu
• Sau tһựᴄ һiện kһoảng 1-2 tiếng, người bệnһ ᴄó tһể đi lại ᴠà ăn uống bìnһ tһường.
• Ít xảy ra biến chứng
Kỹ thuật đổ xi măng cột sống dưới X-quang tăng sáng là kỹ thuật can thiệp tối thiểu có hiệu quả điều trị cao và bền vững. Mặt khác, đây là kỹ thuật chẩn đoán đòi hỏi cần có trình độ kinh nghiệm cao của bác sĩ thực hiện cùng với sự phối hợp hoàn hảo của bệnh nhân.
Khoa điện quang can thiệp (C11) bệnh viện Quân Y 103 hiện đã triển khai thành công kĩ thuật này, với hiệu quả điều trị cao: trên 90% số bệnh nhân có hiệu quả giảm đau rõ rệt ngay sau kỹ thuật. Tính đến hiện tại, chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào có tai biến, biến chứng. Kỹ thuật có hiệu quả giảm đau tốt đối với các trường hợp gãy đốt sống do loãng xương.

 

Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 170-172.
2. Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Thạch, Đinh Ngọc Sơn (2009), Đánh giá kết quả tạo hình thân đốt sống bằng bơm cement sinh học ở bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương và chấn thương cột sống. Y học thực hành, 692+693.
3. Breivik Harald, PC Borchgrevink, SM Allen, et al. (2008), Assessment of pain. British Journal of Anaesthesia, 101 (1), pp. 17-24.
4. Dere K and Akbas M, (2008). Percutaneous vertebroplasty. Journal of Chinese clinical medicine, 3(6), p. 347‐353.
5. Hochmuth K, Proschek D, Schwarz W, Mack M, Kurth AA, Vogl TJ, (2006). Percutaneous vertebroplasty in the therapy of osteoporotic vertebral compression fractures: a critical review. European radiology, 16(5), p. 998‐1004.

return to top