ĐẠI CƯƠNG
Nguyên tắc của xạ trị là phân bố chính xác một tổng liều hấp thụ cao tại thể tích u, giảm liều có hại cho các mô lành xung quanh.
Sai số ngẫu nhiên trong xạ trị thường gặp cho cả ba đối tượng chuyên môn (Bác sĩ xạ trị, Kỹ sư vật lý và các Kỹ thuật viên vận hành thiết bị).
Sai số của Ký sư vật lý bao gồm trong quá trình đo, chuẩn liều các thiết bị, các nguồn phóng xạ và trong tính toán phân bố liều hấp thụ tại thể tích khối u (tại bia).
Nhằm giảm thiểu, thậm chí tránh được sai số trong khâu lập kế hoạch xạ trị, thông thường phải có hai kết quả đối chứng hoặc hai người kiểm soát lẫn nhau.
CHỈ ĐỊNH
Áp dụng cho tất cả các cơ sở xạ trị
Áp dụng cho tất cả các tuyến trung ương và địa phương.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Kỹ sư vật lý
Kỹ thuật viên xạ trị
Phương tiện, dụng cụ
Hệ máy tính liều, lập kế hoạch xạ trị - TPS
Phần mềm tính liều hấp thụ, mô phỏng Monte Carlo
Máy tính cá nhân (calculator)
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Xác định kích thước, vị trí độ sau của khối u
Tính liều, lập kế hoạch xạ trị trên hệ TPS như quy trình thông lệ
Xác lập các thông số vật lý liên quan như loại bức xạ và năng lượng chùm tia
Chọn kích thước và số lượng (các) trường chiếu
Chọn trọng số chùm tia tương ứng các chùm tia theo tâm bia (khối u).
Xác định t số mô - không khí, hệ số tán xạ cũng như hệ số độ mở collimator ... và hệ số tương đương vuông của trường chiếu cần áp dụng.
Lựa chọn nêm, góc chiếu phù hợp
Xác định liều tại u (bia)
Tính số MU (cGy) của mỗi chùm tia
Xác lập thời gian chiếu xạ -In, vẽ kết quả.
Truyền thông tin sang máy điều trị qua LANTIS
Tra bảng các thông số vật lý liên quan bài toán
Tính liều không qua hệ TPS
Đối chiếu, so sánh kết quả hai phương pháp
ĐỌC KẾT QUẢ
Các kết quả thu được từ bảng tính liều của hệ TPS
Các dữ kiện từ biểu đồ thể tích liều lượng - DVH
Thể tích vùng điều trị (bia) và liều lượng nhận được tương ứng.
Các vùng thể tích liên quan (các mô lành) và liều lượng tương ứng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh