Những hoạt động thể chất cho trẻ em

Hoạt động thể chất dành cho trẻ nhỏ và vị thành niên giúp củng cố sức mạnh, sức bền, tăng cường cơ bắp và giúp xương chắc khỏe, phát triển kỹ năng vận động mềm dẻo linh hoạt, nâng cao tinh thần, giảm lo âu căng thẳng. Các hoạt động vừa phù hợp với độ tuổi vừa phải vui và đáp ứng nhiều tiêu chí khác.

Khuyến cáo hoạt động thể chất dành cho trẻ trên 6 tuổi tối thiểu phải được 60 phút một ngày. Các trò chơi vận động là sự lựa chọn tốt nhất dành cho trẻ nhỏ.

Các thể loại hoạt động phải có mức độ từ trung bình đến mạnh. Các hoạt động mạnh là hoạt động khiến trẻ thở mạnh hơn và phải ra mồ hôi. Trong suốt quá trình vận động thể thao mạnh, phải khiến trẻ khó nói chuyện với người khác. Một vài hoạt động như đạp xe có thể có mức độ trung bình đến mạnh tùy thuộc vào mức độ nỗ lực tập của mỗi cá nhân.

60 phút vận động không có nghĩa là phải cố định trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Chúng ta có thể chia nhỏ thời gian tập luyện cho trẻ. Ví dụ, 20 phút cho đi bộ từ nhà đến trường và từ trường về nhà; 10 phút nhảy dây, 30 phút tại sân chơi, như vậy là tổng thời gian cũng lên đến 60. Nếu trẻ không mặn mà với những hoạt động thì bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân từ đâu và bắt đầu sửa từ đó.

Một số loại hoạt động và thể thao dành cho trẻ nhỏ và tuổi teen (bố mẹ cũng có thể tập luyện được).

Các bài tập erobic:

Sử dụng nhiều nhóm cơ trong cơ thể, củng cố hoạt động tim phổi.

Một số bài tập ở cường độ trung bình là đạp xe, đi bộ nhanh, khiêu vũ nhảy múa, đi bộ, trượt patin, lướt ván, võ thuật ( karate, tae kwon do)

Một số bài tập ở cường độ mạnh như: bóng rổ, khúc quân cầu, nhảy dây, võ thuật, chạy, bóng đá, bơi, tenis,…

 

Các bài tập tăng sức mạnh cơ bắp (bài tập đối kháng)

Các bài tập này tập trung vào những nhóm cơ chính của cơ thể ở tay, chân ,mông lưng, bụng, ngực, vai, cánh tay.

Ví dụ một số bài tập: thi đấu kéo co, chống đẩy và các động tác biến tấu của chống đẩy, bài tập đối kháng sử dụng trọng lượng cơ thể hoặc dụng cụ, trèo cây hoặc đu dây, đứng lên ngồi xuống, lắc người

 

Bài tập củng cố xương

Củng cố độ dẻo dai bền bỉ và củng cố cơ bắp và khối lượng xương. Những bài tập này bao gồm cả bài tập erobic và các bài tập tăng sức mạnh cơ bắp

Ví dụ về các bài tập thuộc dạng này: bóng rổ, trượt tuyết, tập thể hình, nhảy dây, chạy, tennis, bóng chuyền, chống đẩy, các bài tập đối kháng có sử dụng dụng cụ hoặc sức nặng cơ thể.

Hãy lựa chọn cho con mình những bài tập phù hợp để những giờ hoạt động phải là lúc trẻ thoải mái nhất và vui vẻ nhất.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top