✴️ Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19 (Phần 1)

Nội dung

THÔNG TIN CHUNG

Phạm vi

Hướng dẫn này quy định tối thiểu về việc lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân (PHCN) trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19.

Đối tượng

Tất cả công chức, viên chức, người lao động làm việc tại: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2; cơ sở cách ly theo dõi người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2; theo dõi chăm sóc người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2 tại nhà; các chốt trong khu vực cách ly, tổ COVID-19, khu vực lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại cộng đồng; khu vực nhập/xuất cảnh người, hàng hóa; vận chuyển người nhiễm, nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 và các đối tượng liên quan trực tiếp đến người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 trong các hoạt động phòng, chống dịch khác.

Phương tiện phòng hộ cá nhân

Phương tiện PHCN sử dụng trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19 phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về phòng, chống lây nhiễm tác nhân SARS-CoV-2 do Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền ban hành, bao gồm các phương tiện:

Găng tay

Găng tay y tế: Bao gồm găng tay sạch hoặc găng tay vô khuẩn (găng tay phẫu thuật) tùy thuộc vào tình huống tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2.

Găng tay vệ sinh: Dùng trong vệ sinh bề mặt môi trường, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, xử lý dụng cụ y tế.

Khẩu trang

Khẩu trang y tế: Đạt tiêu chuẩn về khẩu trang y tế thông thường hoặc khẩu trang y tế phòng nhiễm khuẩn.

Khẩu trang hiệu suất lọc cao: Đạt các tiêu chuẩn của Bộ Y tế về khẩu trang có hiệu suất lọc cao. Sau đây trong Hướng dẫn này gọi tắt khẩu trang hiệu suất lọc cao là khẩu trang N95.

Bộ trang phục phòng hộ cá nhân

Kiểu dáng/thiết kế: bộ quần áo liền, có mũ hoặc quần áo rời hoặc áo choàng chống dịch (dài che kín người).

Một số yêu cầu kỹ thuật cơ bản:

Được sản xuất từ chất liệu vải không dệt, chống thấm, có khả năng bảo vệ chống vi sinh vật xâm nhập theo đường dịch được chia các cấp độ quy định, dễ sử dụng, mặc thoáng mát, không gây khó chịu quá mức cho người sử dụng, phần mũ liền bo kín được khuôn mặt (hở phần mắt đảm bảo cho người sử dụng không bị giới hạn trường nhìn). Không gây dị ứng cho người mặc. Bề mặt phải sạch sẽ, các viền chắc chắn, kín khít.

Kích thước: Thiết kế phù hợp với kích cỡ người sử dụng (chiều cao, cân nặng).

Áo choàng chống dịch: Thiết kế dài tay bao phủ toàn thân từ cổ đến đầu gối, cổ áo tối thiểu phải che kín đến khớp ức đòn, có dây buộc hoặc khuy cố định áo phía sau lưng.

Yêu cầu hiệu suất rào cản: hiệu suất rào cản của bộ mũ, áo, quần dạng liền (hoặc rời hoặc áo choàng chống dịch) và bao giầy theo quy định của Bộ Y tế.

Tạp dề bán thấm: vật liệu chống thấm, cột dây hoặc đeo quanh cổ

Mũ: che kín đầu, tóc, tai

Ủng bảo hộ: dài qua bắp chân, vật liệu có thể tái sử dụng

Bao giầy: bán thấm/chống thấm, che phủ bàn chân, bắp chân có dây cố định tránh tuột và bao phủ được ống quần mặc bên trong.

Tấm che mặt: Kích thước che hoàn toàn 2 bên tai và chiều dài của khuôn mặt, được làm bằng nhựa trong, dẻo. Có thể làm sạch và khử trùng (dùng 1 hoặc nhiều lần). Dây đeo có thề điều chỉnh phù hợp với cỡ đầu. Bảo đảm trường nhìn. Chống mờ do hơi nước. Cung cấp tầm nhìn tốt cho người sử dụng. Không làm biến dạng hình ảnh.

Kính bảo hộ (sau đây gọi tắt là kính): bao gồm loại gọng cài tai hoặc loại dây đeo sau đầu. Mắt kính phải trong suốt (loại không làm biến dạng hình ảnh). Khung kính ôm hết khuôn mắt hoặc dạng che phủ hết mắt, hai bên thái dương. Thiết kế có thể làm sạch và khử trùng (dùng nhiều lần hoặc dùng 1 lần), chống mờ do hơi nước, cung cấp tầm nhìn tốt cho người đeo.

 

LỰA CHỌN PHƯƠNG TIỆN PHÒNG HỘ CÁ NHẤN

Nguyên tắc lựa chọn

Lựa chọn phương tiện PHCN phù hợp với phân cấp nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 tại Bảng 1.

Bảng 1: Thành phần phương tiện PHCN tối thiểu theo phân cấp nguy cơ lây nhiễm

Ghi chú: (+) cần có tối thiểu; (+/-) Có thể sử dụng, có thể không tùy theo tình huống cụ thể; (#) Có thể sử dụng 1 trong 2 loại

Thành phần phương tiện phòng hộ cá nhân tối thiểu cho một số khu vực, hoạt động phòng, chống COVID-19

Bảng 2: Thành phần phương tiện PHCN tối thiểu của một số khu vực, hoạt động phòng, chống COVID-19

Ghi chú:

(+): cần có

(+/-): Có thể sử dụng, có thể không tùy theo tình huống cụ thể

(#): Có thể sử dụng 1 trong 2 loại

Vệ sinh tay là một phần của phương tiện PHCN

 1Có thể sử dụng áo choàng chống dịch thay thế bộ quần áo liền hoặc rời tại khu vực ICU có áp lực âm hoặc đạt thông khí tối thiểu 12 luồng khí đổi mới mỗi giờ.

 

Xem tiếp: Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19 (Phần 2)

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top