Đau đột ngột sau tiếng khục hoặc đau nhói dữ dội ở thắt lưng sau chấn thương hoặc vận động quá mức; sai tư thế là biểu hiện đau cấp tính của khớp đốt sống và đĩa đệm.
Đau từ từ tái phát nhiều lần, càng về sau đau càng tăng và kéo dài là biểu hiện của thoái hóa đĩa đệm; thoái hóa cột sống, lồi hoặc thoái vị đĩa đệm.
Thay đổi thời tiết nửa đêm về sáng đau tăng là đau của thoái hóa. Lồi hoặc thoái vị đĩa đệm thường đau về chiều tối. Có hoặc không kèm theo dấu hiệu biến dạng cột sống, co cứng cơ lưng một hoặc hai bên.
Đau rễ thần kinh lan tỏa tương ứng với vùng phân bố của rễ thần kinh bị ảnh hưởng.
Đau phụ thuộc vào các đặc điểm của cấu trúc cột sống, đĩa đệm thắt lưng, lỗ liên đốt sống, các khớp đốt sống, các dây chằng cột sống – thắt lưng. Gân, cơ ở rãnh cột sống, góc thắt lưng cùng, chiều cao gian đốt sống…
Ghi nhớ: gai đốt sống là hiện tượng khuyết đốt sống bẩm sinh. Gai đôi cột sống hoàn toàn không phải là bệnh mà chỉ là điều kiện để các hội chứng kể trên tiến triển. Ví dụ người có gai đôi cột sống rất dễ bị thoái vị. Theo nghiên cứu của rất nhiều tác giả đĩa đệm luôn phải chịu một áp lực là:
– 25 kg trong tư thế nằm ngửa.
– 100 kg trong tư thế đứng thẳng.
– 140 kg trong tư thế ngồi.
– 270 kg trong tư thế ngồi cúi gập đầu.
Vì vậy, đĩa đệm không có cơ hội phục hồi. Cũng chính vì vậy ở tư thế treo người, trọng lượng rơi theo trục dọc của cột sống làm thay đổi áp lực của vùng đĩa đệm tạo được 4 hiệu ứng:
– Kéo nhảy trở về trung tâm giảm áp lực ép rễ.
– Tạo điều kiện để cơ thể sửa chữa vùng tổn thương trong đĩa đệm (vòng xơ bị rách).
– Tăng cường nuôi dưỡng.
– Tăng cường đào thải những chất chuyển hóa gây thoái hóa.
Giống xà đơn thông thường, nên dùng ống nước đường kính 2,5 cm hoặc thân cây tre đực già. Địa điểm đặt xà thoáng mát về mùa hè, ấm và kín gió về mùa đông, thuận tiện tập được trong mọi thời tiết.
Chiều cao của xà phụ thuộc vào chiều cao của người tập. Cách đặt như sau: người tập đứng thẳng, đầu ngón tay giữa chạm vào xà, đó là tầm đúng của xà. Dưới chân xà lấy chính tâm đo ngang sang hai bên một khoảng 60 cm đặt hai bục gỗ nhỏ hoặc hai viên gạch vừa chân với chiều cao khoảng 5-7 cm.
Người tập sau khi làm một vài động tác khởi động, hít thở nhằm giãn cơ thì bước hai chân lên bục, hai tay mở rộng bằng vai nắm lấy xà, tư thế thoải mái, buông lỏng toàn thân hai chân thả vào khoảng không. Lúc này cột sống được kéo dãn và điều chỉnh hoàn toàn sinh lý bằng chính trọng lượng cơ thể người tập.
Lên, xuống, nghỉ cũng phải tuân thủ đặt hai chân trở lại bụng rồi mới buông tay xuống. Mỗi ngày tập hai lần, sáng ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Mỗi lần treo năm lượt, mỗi lượt treo 15 giây “15 giây với một lượt treo là đủ”. Tập kiên trì trong suốt quá trình điều trị và sau điều trị.
Lưu ý khi lên xuống xà không được nhảy, không đánh lắc, co, kéo người khi tập.
Ưu điểm của phương pháp: Khi treo người đầu ngón chân cái cách mặt đất 5cm nên lỡ có tuột tay thì người bệnh cũng tiếp đất rất nhanh. Hơn nữa, người bệnh chủ động được thời gian tập.
Sau khi tập có thể kéo giãn thêm bằng tư thế con châu chấu
Tư thế con châu chấu là bài tập giúp tăng tính đàn hồi của cơ bắp, cải thiện cột sống lưng và giảm thiểu nguy cơ vẹo cột sống. Để thực hiện động tác này, người bệnh cần nằm sấp trên sàn, tay song song với thân người và thả lỏng toàn bộ cơ thể. Hít sâu đồng thời nâng chân lên cao, mở rộng vai và ngực để kéo căng tay ra phía sau. Bạn cần lưu ý rằng, trong quá trình thực hiện động tác cần mở lòng bàn tay, mắt nhìn về phía trước và tập trung vào 1 điểm cố định. Người bệnh giữ tư thế này trong khoảng 20 giây rồi thả lỏng cơ thể, lặp lại động tác từ 5 - 10 lần.
Xem thêm: Tại sao thường thoát vị đĩa đệm ở tầng L4 L5 và S1?
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh