Lấy mẫu xét nghiệm test nhanh kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2
Bước 1: Chuẩn bị tuýp dung dịch đệm (buffer) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 2: Tiến hành tự lấy mẫu trước gương hoặc nhờ thành viên trong gia đình lấy mẫu giúp, có 2 kỹ thuật thường được sử dụng bao gồm:
Kỹ thuật lấy mẫu dịch tỵ hầu:
Người bệnh ngửa đầu ra sau khoảng 70 độ.
Cầm cán que lấy mẫu nhẹ nhàng đưa đầu bông que lấy mẫu vào lỗ mũi, đẩy dọc sàn mũi và đưa sâu vào trong mũi với chiều dài tầm ¾ que lấy mẫu. Khi cảm thấy đầu que lấy mẫu chạm vào thành sau họng mũi thì dừng lại, từ từ xoay que lấy mẫu 3 lần và giữ yên trong vòng 5 đến 10 giây để đảm bảo dịch thấm tối đa mẫu bệnh phẩm. Nhẹ nhàng xoay và rút đầu que lấy mẫu ra.
Kỹ thuật lấy mẫu ngoáy dịch mũi
Người bệnh ngửa nhẹ đầu ra sau.
Cầm cán que lấy mẫu nhẹ nhàng đưa đầu bông que lấy mẫu vào lỗ mũi thứ nhất, sâu khoảng 2 cm, cho đến khi cảm thấy lực cản nhẹ và không nhìn thấy đầu bông thì xoay que 3 lần và giữ yên trong 10 giây, tiếp tục xoay và ngoáy đầu bông để lau toàn bộ thành trong và cuốn khoang mũi cho đến khi đầu bông ướt hoàn toàn rồi từ từ rút đầu bông ra. Chuyển đầu bông sang lỗ mũi thứ 2 và lặp lại thao tác tương tự như với lỗ mũi thứ nhất.
Bước 3: Nhúng đầu tăm bông của que đã lấy mẫu vào ống tuýp đựng dụng dịch đệm (buffer);
Bước 4: Dùng tay xoay đều tăm bông trong tuýp nhựa chứa dung dịch đệm, nhúng que tăm bông lên xuống trong dung dịch đệm (10 lần);
Bước 5: Chuyển tay lên phần thân trên tuýp, bóp chặt tuýp và rút từ từ que tăm bông. Đảm bảo vắt sạch toàn bộ dung dịch còn đọng trên đầu tăm bông xuống đáy tuýp.
Bước 6: Đóng chặt nắp màng lọc, lắc đều dung dịch trong tuýp bằng tay (5 lần).
Bước 7: Ghi tên mỗi thành viên lên từng khay test tương ứng. Nhỏ 3-5 giọt dung dịch trên vào giếng test (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Bước 8: Đọc kết quả sau 15-30 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Sau khi tự lấy mẫu, người dân sẽ tự đọc kết quả theo hướng dẫn phân tích kết quả của nhà sản xuất.
Trường hợp âm tính (chỉ xuất hiện 1 vạch C): kết luận mẫu bệnh phẩm của người được lấy mẫu có kết quả ÂM TÍNH tại thời điểm xét nghiệm.
Trường hợp dương tính (xuất hiện cả 2 vạch C và T): kết luận mẫu bệnh phẩm của người được lấy mẫu có kết quả DƯƠNG TÍNH bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên tại thời điểm xét nghiệm.
Báo cáo kết quả và nộp lại khay test cho cán bộ y tế để tổng hợp hoặc khi có kết quả dương tính khai báo y tế qua ứng dụng “Khai báo y tế điện tử” http://kbyt.khambenh.gov.vn hoặc liên hệ cán bộ trạm y tế lưu động/cố định để được hỗ trợ, giúp đỡ.
NHIỆM VỤ 3: TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG, CHỐNG COVID-19
Quản lý danh sách người dân trên địa bàn cần tiêm chủng vắc xin COVID-19
Những người chưa được tiêm vắc xin.
Những người đã được tiêm vắc xin mũi 1, thời gian tiêm mũi 2.
Những người đã được tiêm vắc xin đủ 2 mũi.
Những người mắc COVID-19 đã khỏi trong vòng 6 tháng.
Tổ chức như một điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19
Trạm Y tế lưu động có thể tổ chức như một điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 theo điều phối của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tuyến huyện.
Đối tượng tiêm được phân loại như sau
Chống chỉ định
Tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 cùng loại (lần trước).
Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng
Có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
Đang mắc bệnh cấp tính.
Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng
Các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng:
Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
Người có bệnh nền, bệnh mạn tính.
Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.
Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.
Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần.
Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:
Nhiệt độ < 35,50C và > 37,50C.
Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.
Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế)
Nhịp thở > 25 lần/phút.
Các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng
Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không thuộc các nhóm trên.
Lịch tiêm vắc xin
Các vắc xin phòng COVID-19 hiện nay đều tiêm 2 liều (khoảng cách giữa hai liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất), cụ thể:
Vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca: Mũi 1 cách mũi 2: 8-12 tuần.
Vắc xin Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V): Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần.
Vắc xin Comirnaty: Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần.
Vắc xin SARSCoV-2 Vaccine: Mũi 1 cách mũi 2: 3-4 tuần.
Vắc xin COVID-19 Vaccine Moderna: Mũi 1 cách mũi 2: 4 tuần.
Đường tiêm vắc xin
Tiêm bắp, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Điều kiện bảo quản vắc xin
Các vắc xin phòng COVID-19 được bảo quản ở các nhiệt độ khác nhau theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế đối với từng loại vắc xin.
Tổ chức thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng
Người thực hiện khám sàng lọc
Nhân viên y tế khám sàng lọc phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và xử lý phản vệ theo Thông tư 51/2017/TT-BYT của Bộ Y tế.
Phương tiện
Nhiệt kế, ống nghe, máy đo huyết áp.
Bảng kiểm khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế tối thiểu cấp cứu phản vệ theo quy định tại Phụ lục V Thông tư số 51/2017/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.
Lấy sẵn 01 bơm tiêm chứa Adrenalin 1mg/1ml.
Các nội dung khám sàng lọc trước tiêm chủng
Hỏi tiền sử
Tiền sử bệnh
Tiền sử tiêm vắc xin phòng COVID-19
Tiền sử dị ứng
Tiền sử mắc COVID-19.
Tiền sử suy giảm miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, đang điều trị hóa trị, xạ trị.
Tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông.
Phụ nữ mang thai (nếu có) hoặc đang cho con bú.
Đánh giá lâm sàng
Phát hiện các bất thường về dấu hiệu sống: Đo thân nhiệt, huyết áp, đếm mạch tất cả những người đến tiêm. Đếm nhịp thở ở những người có bệnh nền.
Quan sát toàn trạng.
Đánh giá mức độ tri giác bằng cách hỏi những câu hỏi về bản thân người đến tiêm. Lưu ý những người có bệnh nền nặng nằm liệt giường, mất tri giác, mất năng lực hành vi.
Ghi nhận bất kỳ biểu hiện bất thường nào quan sát thấy ở người đến tiêm để hỏi lại về tiền sử sức khỏe.
Kết luận sau khám sàng lọc
Chỉ định tiêm chủng ngay cho những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng.
Trì hoãn tiêm chủng cho những trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn tiêm chủng.
Chuyển tiêm đến cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ cho những trường hợp có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào.
Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.
Không chỉ định tiêm cho những người có chống chỉ định tiêm chủng.
Ghi chép việc khám sàng lọc và lưu hồ sơ
Đối tượng tiêm chủng được thăm khám nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng.
Thực hiện việc ghi chép, lưu giữ cơ sở dữ liệu tiêm chủng của các đối tượng bao gồm cả trường hợp chống chỉ định vào phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe toàn dân trên trang điện tử https://hssk.kcb.vn theo quy định hiện hành.
Phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng và Phiếu cam kết đồng ý tiêm chủng được lưu tại đơn vị tổ chức tiêm chủng. Thời gian lưu là 15 ngày.
Các nội dung khác cần tuân thủ theo hướng dẫn tiêm chủng của Bộ Y tế.
Tổ chức theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng
Người được tiêm vắc xin cần theo dõi các dấu hiệu triệu chứng sau (thời gian tự theo dõi 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu).
Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;
Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;
Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;
Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;
Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;
Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;
Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;
Toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; Sốt cao liên tục trên 39oC mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.
Sơ cấp cứu và chuyển tuyến các trường hợp có phản ứng muộn sau tiêm chủng vắc xin COVID-19
Hướng dẫn cho người được tiêm chủng thông báo ngay cho cán bộ y tế nếu thấy có bất thường xảy ra với cơ thể (khi có dấu hiệu ở trên).
Các dấu hiệu khó chịu, buồn nôn, phát ban, sưng tại chỗ tiêm có thể là các biểu hiện của phản ứng dị ứng.
Các dấu hiệu tại chỗ như sưng, nóng, đỏ tại nơi tiêm (tuyệt đối không đắp bất cứ thứ gì vào nơi tiêm).
Theo dõi thân nhiệt, cặp nhiệt độ khi sốt, sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và theo dõi đáp ứng với thuốc hạ sốt.
Nếu phát hiện bất thường, cán bộ Trạm y tế lưu động cần sơ cấp cứu và chuyển tuyến các trường hợp có phản ứng muộn sau tiêm chủng vắc xin COVID-19 đến y tế tuyến trên kịp thời.
Tư vấn chuyển tuyến các trường hợp không đủ điều kiện tiêm chủng tại cộng đồng vào tiêm chủng tại các cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Sau khi khám sàng lọc, các đối tượng có chỉ định tiêm chủng ngay sẽ tiến hành tiêm chủng.
Các trường hợp khác cần tư vấn chuyển tuyến các trường hợp không đủ điều kiện tiêm chủng tại cộng đồng vào tiêm chủng tại các cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
NHIỆM VỤ 4: TRUYỀN THÔNG VỀ COVID-19
Nội dung truyền thông
COVID-19 là gì?
Đường lây truyền.
Các biện pháp dự phòng, tự xét nghiệm.
Xét nghiệm và tự xét nghiệm.
Tự theo dõi và chăm sóc tại nhà.
Tự phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 và báo cho cán bộ y tế.
Các điểm cung cấp dịch vụ y tế và các điểm hỗ trợ an sinh xã hội trên địa bàn xã/phường; Các số điện thoại cần thiết để liên hệ.
Lợi ích, những điểm cần biết trước, trong và sau khi tiêm chủng vacxin COVID- 19; vận động người dân đi tiêm chủng.
Một số hình thức truyền thông
Sử dụng hệ thống loa truyền thanh xã phường.
Các tờ rơi, tờ gấp, sách mỏng.
Điện thoại: Zalo; Viber; Facebook…
Hướng dẫn, tư vấn trực tiếp.
NHIỆM VỤ 5: KHÁM, ĐIỀU TRỊ, CẤP THUỐC CHO NGƯỜI MẮC CÁC BỆNH KHÁC
Khám, điều trị các bệnh thông thường, các bệnh mạn tính cho người dân trên địa bàn mà không thể chuyển lên tuyến trên do tác động của dịch COVID-19.
Sơ cấp cứu và chuyển tuyến các bệnh thông thường.
Phối hợp với các cơ sở y tế, hỗ trợ cấp phát thuốc cho người dân mắc các bệnh mạn tính.
CÁC NHIỆM VỤ KHÁC
Tùy theo sự phân công của Giám đốc Trung tâm Y tế quận/huyện, Trạm Y tế lưu động có thể được giao thực hiện thêm các nhiệm vụ khác.
PHỤ LỤC 01: DANH MỤC CÁC BỆNH NỀN (CÓ NGUY CƠ GIA TĂNG MỨC ĐỘ NẶNG KHI MẮC COVID-19)
Đái tháo đường
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác
Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).
Bệnh thận mạn tính
Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu
Béo phì, thừa cân
Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)
Bệnh lý mạch máu não
Hội chứng Down
HIV/AIDS
Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ)
Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác
Hen phế quản
Tăng huyết áp
Thiếu hụt miễn dịch
Bệnh gan
Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện
Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.
Các bệnh hệ thống.
Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh-mắc phải.
PHỤ LỤC 2. BẢNG THEO DÕI SỨC KHỎE NGƯỜI NHIỄM COVID 19 TẠI NHÀ
PHỤ LỤC 03: DANH SÁCH QUẢN LÝ NGƯỜI NHIỄM COVID-19 TẠI NHÀ
Trang bìa
DANH SÁCH QUẢN LÝ NGƯỜI NHIỄM COVID-19 TẠI NHÀ
Trang bên trái
DANH SÁCH QUẢN LÝ NGƯỜI NHIỄM COVID-19 TẠI NHÀ
Trang bên phải
PHỤ LỤC 4: DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ VÀ THUỐC CHO TRẠM Y TẾ LƯU ĐỘNG
Trang thiết bị thiết yếu cho phòng, chống COVID-19
Xe lăn, hoặc xe đẩy, cáng khiêng;
Nhiệt độ, huyến áp, ống nghe;
Máy đo SpO2 (tối thiểu 10 chiếc để hỗ trợ đo nhiều gia đình trên địa bàn được giao);
Có ít nhất 02 bình oxy loại 5 lít, túi 0xy và 02 đồng hồ đo áp xuất oxy; 02 mặt nạ thở oxy và các phụ kiện cần thiết khác để sử dụng oxy cho người bệnh;
Các đồ bảo hộ phòng, chống lây nhiễm SARS-COV-2, khẩu trang, găng tay, cồn khử khuẩn, kính chắn giọt bắn...;
Các sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-COV-2,
Bộ dụng cụ lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm RT-PCR;
Có ít nhất 2 số điện thoại thường trực tiếp nhận thông tin từ các gia đình có người nhiễm COVID-19 cách ly tại nhà;
Máy tính kết nối internet để sử dụng phần mềm chuyên dụng trong theo dõi, cập nhật thông tin sức khỏe trường hợp COVID-19, thành viên gia đình người nhiễm COVID-19 và người dân sống trên địa bàn có dịch COVID-19.
Trang thiết bị khám chữa bệnh thông thường:
Tùy thuộc theo nhu cầu của địa phương, bố trí các trang thiết bị trong danh mục trang thiết bị thiết yếu dành cho TYT xã/phường.
Danh mục thuốc:
Căn cứ nhu cầu thực tế, sử dụng các thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc dành cho TYT xã/phường và các loại thuốc điều trị COVID-19 tại cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Phương tiện vận chuyển:
Huy động xã hội hóa, đảm bảo mỗi trạm y tế lưu động có 01 xe ô tô có gắn bình oxy, có xe đẩy hoặc băng-ca để vận chuyển người nhiễm COVID-19 đi cấp cứu kịp thời.
Trường hợp không có thể sắp xếp được xe, cần phối hợp với hệ thống vận chuyển cấp cứu trên địa bàn để vận chuyển kịp thời các trường hợp nhiễm COVID-19 trở nặng đến các cơ sở y tế phù hợp nhanh nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 của Bộ Y tế ban hành kèm theo Hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch COVIS 19.
Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 ban hành kèm theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới SARS-CoV-2 của Bộ Y tế.
Quyết định số 4038/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 của Bộ Y tế ban hành kèm theo Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà.
Quyết định số 4156/QĐ-BYT ngày 28/8/2021 của Bộ Y tế ban hành kèm theo Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà.
Quyết định số 4156/QĐ-BYT ngày 28/8/2021 của Bộ Y tế ban hành kèm theo Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 tại nhà.
Quyết định số 2110/QĐ-BYT ngày 19/5/2020 của Bộ Y tế ban hành kèm theo Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trong điều trị cho người nhiễm COVID-19”.
Công văn số 5599/BYT-MT ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế ban hành kèm theo Hướng dẫn tạm thời về cách ly y tế tại nhà phòng, chống dịch COVID-19 cho người tiếp xúc gần (F1).
Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 30/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19”.
Quyết định số 3802/QĐ-BYT ngày 10/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID- 19”.
Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19”.
Quyết định 2022/QĐ-BYT ngày 28/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn sử dụng sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2.
Quyết định số 3986/QĐ-BYT ngày 16/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Sổ tya hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch COVID-19”.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh